Tuổi đời, tuổi đạo không có ý nghĩa
nhiều mà thực tại người tu đã đoạn trừ được bao nhiêu Vô minh và Hữu ái.
Còn vô minh thì còn Tham, Sân, Si còn Sầu bi khổ
ưu não, còn luân hồi tái sinh.
Trong 3 ái thì Dục ái, hữu ái và phi hữu ái thì
Dục ái có thể nhiều người có thể đoạn trừ được, còn hữu ái thì khốc liệt hơn
nhiều và điều này có thể quan sát thông qua cuộc sống thế gian nhưng chỉ thực sự
thân chứng được khi đối diện với cái chết.
Để trở thành bậc giải thoát thì theoPHÁP CÚ 294:
"Sau khi giết mẹ cha
Giết hai vua sát lỵ
Giết vương quốc quần thần
Vô ưu phạm chí sống".
Giết Mẹ cha: Đoạn tận Vô minh và hữu ái.
Giết 2 vua sát lợi: Đoạn tận Chấp có- chấp không
hay Thường kiến -đoạn kiến hay Duy tâm -duy vật.
Giết Vương quốc quần thần: đoạn tận 5 Thủ uẩn hay bản
ngã.
Hiểu biết: Khổ do tiền bạc và người
còn tại gia không chịu làm việc kiếm tiền cũng là Vô minh vì đó vẫn là hiểu biết
Tâm thấy cảnh.
Hiểu biết đúng sự thật: Tham ái cảm giác dễ chịu
khi có nhiều tiền và chán ghét cảm giác khó chịu khi không có nhiều tiền hay
nói gọn Tham ái lạc thọ mới là nguyên nhân khổ.
Người tại gia vẫn làm việc mưu sinh cuộc sống và
hàng ngày vẫn chánh niệm và tinh tấn vào công việc nhưng không có ràng buộc với
các kết quả thì khổ sẽ không có mặt.
Bản chất quá trình tương tác các
pháp chỉ là các tương tác thông tin. Có ít nhất là 2 nhân, các nhân đôi một
tương tác với nhau cùng diệt mới phát sinh quả (có thể có nhiều quả). Hiểu biết
đúng sự thật này thì sẽ không cho bất kỳ pháp nào là thường xuyên có, luôn luôn
có mà là sinh diệt liên tục theo duyên khởi.
Tu là thay đổi Thấy và Biết và khi nào kho chứa
thông tin Minh - Hiểu biết đúng sự thật thay thế Thông tin Vô minh - Hiểu biết
không đúng sự thật. Khi ấy Chánh niệm có mặt thì lộ trình Tâm Bát Chánh đạo
cũng khởi lên một cách tự động. Trên Lộ trình tâm Bát Chánh đạo có Không, Vô tướng,
Vô tác, Khổ không có mặt.
Tín đồ Phật giáo giảm hay tăng
không quan trọng. Điều quan trọng là bao nhiêu người đang tu chánh pháp và bao
nhiêu còn chìm đắm trong tà pháp chưa nhận ra. Đạo Phật Thật dành cho một số ít
người Trí. Điều này đã được khẳng định qua nhiều bản kinh mà ngài đã tự thán rằng:
"Pháp mà Ta chứng được sâu kín, tịch tĩnh,
mỹ diệu, vượt qua mọi tư duy lý luận suông, chỉ có người trí mới có khả năng
giác hiểu. Còn quần chúng này thì đam mê Ái Dục, bị Ái Dục ràng buộc nên Lý
Duyên Khởi là một điều rất khó lĩnh hội và Niết Bàn, sự từ bỏ mọi Tham ái, sự
chấm đứt mọi Tham ái, sự đoạn tận mọi Tham Ái cũng là điều rất khó lĩnh hội".
Tâm là Vô tướng trạng mà dùng ngôn
từ để khéo diễn tả đã là rất khó rồi nên việc người tu tranh luận nhau về pháp
là điều rất bình thường, còn ai đã thấy và biết được sự thật về pháp và duyên
khởi các pháp rồi thì không còn tranh luận với ai nữa.
2 LOẠI NIỀM TIN
Mê tín: Đức Phật là vị thần linh, đáng tối cao
có thể ban phước hay giáng họa nên Phật tử cầu cúng ngài phù hộ dưới nhiều hình
thức khác nhau để ngài ban cho sức khỏe, sắc đẹp, giàu có, địa vị, hạnh phúc,
...
Chánh tín mà tôi biết: Đức Phật là một con người
bình thường và ngài là một nhà khoa học vĩ đại đã khám phá ra sự thật thực tại
và hơn thế nữa ngài là nhà sư phạm lỗi lạc đã hướng dẫn cho chúng sinh lối sống
thoát khổ giống như ngài và ai muốn điều đó đều phải
tự đi, còn ngài chỉ là người chỉ ra con đường.
Giáo pháp mà ngài đã chứng ngộ và khéo thuyết giảng
cho tùy từng đối tượng khách nhau trong những hoàn cảnh khác nhau thì rất nhiều
nhưng cũng chỉ xoay quanh 4 chân lý (Tứ Thánh đế hay Tứ Diệu đế): Sự thật về Khổ
(Khố đế), Sự thật nguyên nhân Khổ (Tập đế), Sự thật hết khổ (Diệt đế), Con đường
hết khổ (Đạo đế) là Bát Chánh đạo.
Những ai may mắn ban đầu có chánh tín sau khi đã được
một vị chân sư thuyết giảng có được hiểu biết và tâm tích cực khởi lên lộ trình
Văn - Tư - Tu sẽ tự mình đi kiểm chứng và tự thấy tự biết thì sẽ có Chánh kiến
và khi đó Bát Chánh đạo mới trở thành lối sống.
Thời gian chỉ là pháp chế định. Khi
vị hành giả an chú chánh niệm - tỉnh giác thì trạng thái về thời gian không có
mặt.
Năm cũ hay năm mới không có ý nghĩa nhiều. Quan
trọng là người tu có tinh tấn và tiến bộ lên được chút nào và Tham, Sân, Si có
được giảm trừ và Bình an có tăng trưởng.
(Thời
gian không phải là pháp chế định ( là cái con người đặt ra ) mà cái NGÔN TỪ thời
gian là pháp chế định, nghĩa là do con người đặt ra để chỉ cho một sự vật ( hay
hiện tượng ) là Khái niệm thời gian. Nhưng khái niệm thời gian là khái niệm thuộc
về Tâm biết ý thức không phải là đặc tính thực có của Thế giới vật chất như hiểu
biết của nhân loại và khoa học. An trú Tĩnh giác sẽ thân chứng không hề có kn
thời gian, đó là vô niệm thời gian.)
Sinh mạng thực sự rất mong manh. Bất
kỳ duyên nào có thể là hạt bụi, một độc tố, một va chạm do tai nạn hay một cú sốc
đều có thể chấm dứt hơi thở và kết thúc một sinh mạng.
Không ai có thể biết ngày mai đến trước hay đời
sau đến trước. Con người phàm chỉ qua đời này rồi đời khác theo duyên khởi luân
hồi chứ không chết.
Đức Phật đã từ bi khuyên rằng:
"Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai
Không thể điều đình được
Với đại quân thần chết".
Người trí tinh tấn tu để chết - chết thật chứ không
phải là để qua đời.
Nếu một người hành trì đủ hơn 200
điều luật nhưng không có Văn - Tư - Tu thì hoa trái của sự tu tập gặt được là rất
ít ỏi.
Nhưng một người có đủ cả Văn - Tư - Tu thì không
cần trì giới hay luật gì nữa. Giới tự tròn đủ và trong sạch. Khi ấy Bát Chánh đạo
đã thực sự trở thành lối sống chứ không còn trên sách vở, nói miệng nữa.
Do vậy Phật mới thuyết: Trí tuệ (Ý thức - Chánh
kiến) dẫn đầu các pháp.
Tại đây, tôi (pháp chế định) xác nhận
không theo bất kỳ một tôn giáo nào và cũng không sùng bái Phật hay bất kỳ một vị
thầy nào. Đây là sự thật.
Không ai có thể tưởng tượng rằng có
nhiều người có bằng cấp trình độ và nhận thức hoàn toàn tỉnh táo lại có thể chế
tạo ra ma túy, các chất độc, vũ khí tối tân để hủy diệt con người với quy mô lớn.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhưng nội
tâm con người thì ngày càng đau khổ và không có lối thoát.
May mắn thay vẫn còn một số ít người nhận ra được
và đi theo lối sống khác. Đó là lối sống Bát Chánh đạo.
Khi đang Văn, Tư thuộc hiệp thế - lộ
trình tâm thế gian thì hiểu biết và tư duy Bát chánh đạo chỉ là 8 đề mục.
Chừng nào chứng được Bát Chánh đạo siêu thế - xảy
ra trên lộ trình tâm thật thì đó mới là Tu tuệ.
Con người (pháp chế định) bản chất
cũng là một cỗ máy sinh học - là những lộ trình Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
liên tục sinh lên rồi diệt theo duyên khởi.
Thấy và Biết đúng như thật thì Thân kiến cho rằng
có một cái ta là chủ nhân chủ sở hữu của thân và tâm này chấm dứt.
Đường nào đi đến hết khổ đều được.
Theo Kinh điển Pali Nikaya thì Bát chánh đạo là
Đạo đế - Con đường độc nhất đi đến chánh trí, giác ngộ, niết bàn và phương tiện
để đi trên con đường đó là Pháp hành Tứ niệm xứ.
Người đang tu muốn đi xuất gia thì
chưa dám.
Còn ở tại gia có gia đình thì không muốn làm việc
gì vì không còn động lực.
Thực chất trạng thái tâm vẫn là tham, sân, si và
đương nhiên là còn phiền não. Cho dù ở đâu vẫn là chạy trốn cảnh. Tâm vẫn không
thay đổi.
Khi lộ trình tâm là Bát chánh đạo, Chánh niệm có
mặt thì Chánh tinh tấn (tích cực) tự động có mặt. Cho dù là xuất gia hay tại
gia thì làm gì không còn quan trọng mà làm như thế nào với Chánh niệm mới là
quan trọng.
Cho rằng thân này là giả tạm, đời
này là giả tạm, hạnh phúc là giả tạm, khổ đau là giả tạm, tâm là giả tạm, ...
hay thường hằng, thường có đều là các cực đoan hay là tà kiến.
Đức Phật thuyết các pháp (sự vật, hiện tượng hay
sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều do duyên khởi.
Tuệ tri được 6 xúc xứ, thấy và biết
thực tại là cảm thọ với 2 loại tâm biết (tâm biết trực tiếp giác quan và tâm biết
ý thức gián tiếp) mới là sự khởi đầu đi vào khám phá sự giác ngộ của Đức Phật.
Chừng nào còn bàn trên cảnh, Tâm thấy Cảnh thì sẽ
không thể biết được Đức Phật giác ngộ về điều gì.
Hiểu được "Dục như hố than hồng"
thì chắc chắn sẽ không thò tay vào bốc để chơi rồi bỏng tay.
Từ bản kinh đầu tiên là Chuyển pháp luân cho đến
vô số bài kinh được chép lại ở các bối cảnh khác nhau Phật chỉ xoay quanh thông
điệp: Tham ái là nguyên nhân khổ. Muốn hết khổ phải hết tham ái mà ở đây tham
ái là niềm vui, hạnh phúc, hỷ lạc chỗ này chỗ kia như Dục ái, hữu ái và phi hữu
ái.
Hạnh phúc là một đầu, khổ đau là một đầu mà con
người chỉ muốn quẳng đầu khổ đau xuống để quẩy đầu hạnh phúc lên thì chỉ là ảo
tưởng.
Chỉ có đặt gánh nặng xuống hay đầu hạnh phúc xuống
là hết khổ.
Hiểu biết: Khổ do người khác mang tới
hay khổ do mình gây ra, do nghiệp quá khứ tạo tác đều là một loại tà kiến. Đức
Phật thì thuyết Khổ do duyên khởi. Không có duyên thì khổ không khởi.
Nói tắt là trên lộ trình tâm thế gian của phàm
phu: vô minh có mặt thì tham, sân, si có mặt và khổ có mặt.
Trên lộ trình tâm bậc thánh: Minh có mặt thì
tham, sân, si không có mặt và khổ không có mặt.
Đời người đi học 12 năm phổ thông,
3-5 năm năm đại học, 3-5 năm thạc sĩ, tiến sĩ và nhiều hơn nữa nhưng cuộc sống
cải thiện thực sự không được bao nhiêu. Vậy mà dành ra 10 ngày để nghiêm túc
xây dựng nền tảng tu tập và giảm bớt khổ ngay lập tức và đã có nền tảng rồi
tinh tấn tu tập trong cuộc sống hàng ngày thì chắc chắn sẽ ngày càng bớt khổ và
thay đổi chất lượng cuộc sống và công việc cũng chỉ có ít ỏi người.
Thay đổi hiểu biết là thay đổi cuộc đời. Hiểu biết
thế nào thì sẽ sống như vậy.
Vô minh thì sẽ có tham, sân, si sẽ có phiền não.
Minh sẽ không có tham, sân, si sẽ không có phiền
não.
Cho dù người tu có kêu tên Đức Phật
Thích Ca hay vị Phật nào khác và nhớ đến ngài từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ
hay có từ bỏ cả gia sản, danh vọng, địa vị hay quyền lực để đi theo ngài thì
cũng không có cách nào để ngài giải thoát hộ được.
Cho đến khi vị ấy thông qua lộ trình Văn - Tư -
Tu và tự mình chứng ngộ Tứ thánh đế (hay Tứ diệu đế) thông qua 3 mức độ Chứng -
Trú và Sống với Bát chánh đạo là con đường Vắng mặt khổ đau - Con đường Niết
bàn vị ấy sẽ từng bước giảm khổ và tinh tấn tu tập để đi đến hết khổ. Đó là con
đường độc nhất.
Nếu biết rõ có con đường để chết -
chết hẳn - chết thật thì chắc chắn nhiều người sẽ không chọn cách qua đời.
CON ĐƯỜNG
Mục đích của tất cả các tôn giáo cuối cùng cũng
là tìm ra con đường hết khổ hay khám phá ra: Sự thật về khổ, Nguyên nhân dẫn đến
khổ, Sự hết khổ hay vắng mặt khổ và Con đường đi đến sự vắng mặt khổ. Nhưng tất
cả chỉ tìm thấy liều thuốc giảm đau.
Chỉ có Đức Phật là nhà khoa học vĩ đại đầu tiên
đã khám phá và phát hiện ra sự thật thực tại này, chứng ngộ sự vắng mặt khổ và
hơn thế nữa ngài còn là Nhà giáo dục lỗi lạc đã dành trọn cuộc đời hướng dẫn
cho nhiều người làm được giống như ngài và Đạo phật Thật thì lại không phải là
Tôn giáo mà là khoa học.
Sùng bái Phật và Cầu nguyện ngài không có tác dụng
gì cả. Chỉ có Văn - Tư - Tu theo con đường mà ngài đã giác ngộ mới hết khổ. Đó
là con đường chứng - trú và sống với Bát chánh đạo.
Người tu làm bất kỳ điều gì, nếu điều
ấy không có lợi ích cho việc làm cho mình hết khổ thì việc lo cho người khác hết
khổ là không có tác dụng nhiều.
Khi mình đã bớt khổ và hết khổ thì sẽ có thể
giúp cho người khác bớt khổ và hết khổ được.
Do vậy việc bản thân tu tập vẫn là điều quan trọng
nhất.
Một người muốn tu để hết khổ hay giải
thoát mà không thực hành Tứ niệm xứ từ lúc thức dậy cho tới lúc đi ngủ thì việc
hết khổ là không có thực tế.
Ví như một người muốn qua sông mà không muốn bơi
qua, không muốn đi đò mà chỉ ngồi bên này bờ mà nghĩ rằng mình sẽ qua bên kia bờ
thì chỉ là ảo tưởng.
Mục đích tối thượng của sự tu tập
mà Đức Phật đã giác ngộ và thuyết giảng là để Hết khổ hay Vắng mặt khổ bằng con
đường Bát chánh đạo chứ không phải là làm cho Giới luật trọn đủ. Giới bao gồm
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng chỉ là 3 trong số 8 chánh thuộc về Vô tác
giải thoát -Trên Bát chánh đạo còn có Tâm giải thoát hay Không giải thoát và Tuệ
giải thoát hay Vô tướng giải thoát nữa chứ không chỉ có Vô tác.
KHÔNG PHẢI TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐỀU LÀ
KHỔ
Khổ đau là có thật. Hạnh phúc cũng là có thật.
Năm uẩn bao gồm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức có
nhiều pháp.
Chỉ khi căn trần tiếp xúc phát sinh đồng thời Thọ
- Tưởng (Tâm biết trực tiếp giác quan) có 3 loại Thọ: Lạc thọ, Khổ thọ, Bất khổ
bất lạc thọ. Các thọ đều vô thường, vô chủ vô sở hữu (vô ngã).
Do tham ái Lạc thọ những vì nó vô thường biến hoại
biến diệt thì hoại khổ mới khởi lên.
Chán ghét Khổ thọ - Khổ khổ khởi lên.
Không thích cũng không ghét nhưng tìm kiếm Lạc thọ
để thay thế trung tính - Hành khổ khởi lên.
Như vậy khổ chỉ phát sinh trên 19 lộ trình trong đó
khổ do nội tâm 18 lộ trình.
Không ai kể cả Đức Phật có thể thấy
được hơi thở. Sự thật này rất hiếm hoi người có thể biết được. Đức Phật ngài là
nhà khoa học vĩ đại - người đầu tiên đã khám phá (phát hiện) ra thực tại này.
Khi một vị đã chấm dứt Thân kiến,
Nghi, Giới cấm thủ cũng là lúc vị ấy chấm dứt mọi hoạt động cầu cúng, cầu nguyện.
Việc vị ấy làm là thực hành chánh niệm từ khi thức dậy đến lúc đi ngủ làm cho lộ
trình tâm Bát chánh đạo liên tục khởi lên và Bát chánh đạo trở thành lối sống tự
nhiên như nhiên. Làm được như vậy thì phiền nào sẽ không có mặt và cũng không cần
phải làm việc gì nữa.
CON ĐƯỜNG HÀNH TRÌ
Trong Trung Bộ Kinh Nikaya, mục 77 Đại kinh
Sakuludayi, mục V, Con đường hành trì bao gồm:
1. Tứ Niệm Xứ
2. Tứ Chánh cần
3. Tứ Thần túc (Tứ như ý túc)
4. Ngũ căn
5. Ngũ lực
6. Thất giác chi
7. Bát chánh đạo.
Thực chất 37 chi phần đạo đế cũng là để làm rõ Bát
Chánh đạo, bao gồm 2 phần.
Bát chánh đạo "Hiệp thế" thuộc về Văn, Tư
là lộ trình tâm thế gian.
Bát Chánh đạo "Siêu thế" thuộc về Tu tuệ
là lộ trình bậc thánh.
Đây cũng chính là con đường và tiêu chuẩn để đối
chiếu lộ trình tâm người tu.
NHẬN MẶT 3 BIỂU HIỆN BẢN NGÃ
1. Ta biết: có 1 chủ thể biết và đối tượng được
biết là thế giới.
2. Của ta: chủ nhân, chủ sở hữu, điều khiển.
3. Ta hơn, ta kém, ta bằng: so sánh, phân biệt.
Các pháp (sự vật, hiện tượng) tồn tại
độc lập, không có pháp nào lệ thuộc, sở hữu hay điều khiển pháp nào hay nói
khác đi các pháp là vô chủ, vô sở hữu (Vô ngã), sinh diệt theo duyên khởi.
Chính vì vậy mà Đức Phật mới giải thoát hoàn toàn không có chấp thủ và ngài đã
hướng dẫn cho người có duyên có trí cũng giải thoát giống như ngài.
Người tu dù là tu sĩ hay cư sĩ đều
biết Đức Phật giác ngộ là về Tứ Thánh Đế (hay Tứ Diệu Đế) trên Lý duyên khởi,
trong đó Khổ đế và Tập đế là lộ trình tâm phàm phu (thế gian) có Tham, Sân, Si
có Sầu bi khổ não, có luân hồi tái sinh. Diệt đế và Đạo đế (Bát Chánh đạo) là lộ
trình tâm bậc Thánh không có Tham, Sân, Si, không có Sầu bi, khổ não, không có
luân hồi tái sinh.
Nhưng vì sao người tu lại không thể đoạn trừ được
Tham, Sân, Si trong đời sống hành ngày mà vẫn nhiều phiền não?
Hoa trái của sự tu tập chính là lối
sống vắng mặt khổ trong thực tại. Khi Bát Chánh đạo trở thành lối sống thì lộ
trình tâm đã nhu nhuyễn. Cho dù là bất kỳ điều kiện hoàn cảnh sống nào cũng vẫn
thích nghi với thực tại. Thực tại là cảm thọ với 2 loại tâm biết: Tâm biết trực
tiếp giác quan và Tâm biết Ý thức gián tiếp thông qua Tư duy.
Ai tu người đó hưởng. Ai làm người
đó chịu. Thời nào cũng vậy. Thế gian nhiều người vẫn chìm trong vô minh hãy mở
rộng lòng tư bi với tất thảy. Còn chánh pháp thì chỉ dành cho một số ít người
trí.
Hoa trái của sự tu tập chính là
thành tựu trong lối sống khi còn hiện hữu. Cho dù là con ở tại gia hay trong
công việc hay ở chùa đều an lạc. Đó chính là sự thân chứng vắng mặt khổ. Bất kỳ
ở đâu trong hình tướng nào hễ Tham, Sân, Si có mặt là khổ có mặt. Tham, Sân, Si
không có mặt thì Khổ vắng mặt.
Phật chỉ thuyết xoay quanh 4 sự thật
- 4 chân lý - Tứ thánh đế hay Tứ diệu đế trên Lý duyên khởi hay Nhân quả.
Tu tập là để hiểu biết đúng sự thật về khổ,
nguyên nhân khổ, sự vắng mặt khổ và con đường vắng mặt khổ là Bát chánh đạo,
hay nói gọn tu là để hết khổ.
Còn hiện hữu thì cho dù bất kỳ trong hoàn cảnh
nào cứ thân có thức là còn tu.
Không quan trọng là tu sĩ hay cư si, tông phái
hay Phương pháp nào cứ giảm trừ được Tham, Sân, Si và tiến đến đoạn trừ Tham,
Sân, Si là đi đúng. Càng đi càng bớt khổ và hết khổ là đi đúng và ngược lại là
đi sai.
Bất kỳ lúc nào tà niệm có mặt là là khổ có mặt.
Chánh niệm có mặt là khổ vắng mặt.
Việc tu tập là để tự thấy tự biết
chứ không phải là thấy và biết hộ người khác hay nhờ người khác thấy và biết hộ.
Cho dù có làm bao nhiêu việc thiện cũng không
quên giải thoát mới là mục đích cuối cùng.
Khi chánh kiến có mặt xảy ra trên
siêu thế biết rõ: Không có cái ta - bản ngã nào là chủ nhân, chủ sở hữu danh và
sắc này. Không có ta biết, của ta, ta hơn, ta kém, ta bằng. Con người hay chúng
sinh chỉ là những lộ trình sắc, thọ, tưởng, hành, thức sinh lên rồi diệt.
Bản ngã chỉ là lông rùa, sừng thỏ mà thôi.
Tư tưởng chấp thủ bản ngã khi ấy không có mặt,
khổ cũng không có mặt.
Hiểu biết thế nào thì sẽ sống như vậy.
Mục đích của việc tu hành không phải để thanh tịnh
hay trì giới mà là hiểu biết đúng như thật về:
1- Tham và Đoạn tận tham.
2- Sân và Đoạn tận sân.
3- Si và đoạn tận si.
Hay thay đổi từ hiểu biết Không đúng sự thật - Vô
minh - Tà kiến sang hiểu biết đúng sự thật - Minh - Chánh kiến.
Các pháp (sự vật, hiện tượng) chỉ tồn
tại 1 lần duy nhất, sinh lên rồi diệt, vô chủ, vô sở hữu. Thấy và biết như thật
duyên khởi các pháp thì thân kiến - tư tưởng chấp thủ (tà kiến) về bản ngã được
chấm dứt.
Do vậy để liễu tri một pháp cần liễu tri trên cả
4 khía cạnh: 1- Sự thật về pháp.
2- Tập khởi pháp.
2- Sự đoạn diệt pháp.
4- Con đường pháp đoạn diệt.
Bát chánh đạo hay Đạo đế trong Tứ
Thánh Đế là con đường vắng mặt khổ đau. Đó là lối sống chứ không phải là sự tu
tập. Ban đầu là sự tu tập theo lộ trình Văn - Tư - Tu để Chứng - Trú và Sống.
Do vậy còn hiện hữu là Sống với lộ trình tâm Bát chánh đạo hàng ngày từ khi thức
giấc đến khi đi ngủ mới là điều quan trọng. Đổi tâm chứ không phải là đổi cảnh.
Gọi trăng là một pháp (sắc pháp).
Tên (danh) là để phân biệt pháp này với pháp khác: mặt Trăng, Mặt Trời, Vì sao,
...
Có Trăng. Đức Phật cũng biết có Trăng.
Nhưng trăng thật như thế thì không bất kỳ ai kể
cả Đức Phật cũng không thể thấy được.
Sự thật này không ai chấp nhận cả nhưng đây lại
là sự thật mà ngài đã giác ngộ.
Điều này đã được khẳng định trong bản kinh
Kalaka, Tăng Chi Bộ Kinh Nikaya.
LƯU LẠI ĐỂ GHI NHỚ
Sự tu tập hàng ngày là như thế nào ?
Sự tu tập Tâm và Tuệ giúp cho hành giả chứng ngộ
và an trú Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát phải được thực hành với sự tinh tấn
(nhiệt tâm) cao nhất, không những khi tọa thiền mà phải liên tục suốt cả ngày từ
khi thức dậy cho đến khi đi ngủ, phải nối liền liên tục từ ngày này sang ngày
khác, từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác.
Mỗi một ngày hành giả phải thận trọng suy xét lại
kết quả của sự tu tập, đã nhất hướng nhàm chán
ly tham đối với dục lạc, nhàm chán ly tham đối với hữu, nhàm chán ly tham đối với
phi hữu chưa? Đã nhiếp phục tham sân si ở mức độ nào? Đã nhất hướng đoạn diệt
năm thủ uẩn chưa? Đã nhất hướng đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn
chưa? Nếu chưa có hãy nỗ lực tinh tấn tu tập, nếu đã có hãy hoan hỷ trong sự tu
tập ấy. Một người nếu có đủ bốn yếu tố này có thể tu tập thời gian từ 7 ngày đến
7 năm có thể chờ đợi kết quả là Chánh trí trong hiện tại (quả A la hán) và nếu
còn dư sót là quả Bất lai.
Đây là lời khẳng định của Đức Phật trong bài kinh
Niệm Xứ.
Sùng bái Phật bản chất cũng là mê
tín.
Một vị tu hành có Trí tuệ do Văn - Tư - Tu khởi
lên với cái biết ý thức chánh kiến Phật là bậc ứng cúng, chánh biến tri, ... tất
thảy 10 danh hiệu đều hiểu rõ.
Pháp mà Đức thế tôn khéo thuyết giảng có tính chất:
thiết thực, hiện tại; đến để mà thấy; không bị chi phối bởi thời gian; có tính
hướng thượng; cho người trí tự mình giác ngộ.
Tăng là đoàn thể những người đang đi trên con đường
giác ngộ giải thoát.
Hiểu biết rõ con đường mà ngài đã chứng ngộ và thuyết giảng là 4 sự thật Khổ- Tập- Diệt
- Đạo trên Lý duyên khởi.
Khi ấy sẽ tự thấy tự biết và khâm phục Đức Phật là một nhà khoa học vĩ đại
đã khám phá ra thực tại và ngài là nhà sư phạm lỗi lạc đã dạy cho chúng sinh
con đường thoát khổ.
Vị ấy sẽ không còn mê tín, sùng bái một vị phật có thể ban phước hay
giáng họa hay có phép màu nào đó có thể giúp được mình thoát khổ và sống hạnh
phúc.
Sự thật này rất ít người có thể chấp nhận được.
BAO GIỜ CHO ĐẾN TRẺ CON
Khi chúng ta là những đứa trẻ thì
suy nghĩ thật đơn giản và nghĩ sao nói vậy, lời nói và hạnh động thống nhất,
đôi khi rất đáng yêu và đôi khi cũng đáng giận. Có buồn cũng chỉ khóc một tí là
quên.
Khi trở thành người lớn từ suy nghĩ đến lời nói và hành động ngày càng trở nên
mâu thuẫn và cuộc sống ngày càng giả tạo và đau khổ hơn.
Cuối cùng ước mơ xa xỉ nhất của người lớn là bao giờ tâm hồn mới lại trở thành
trẻ con.
Bước sang mùa tu thứ 42, bắt đầu bằng
khóa tu miên mật 9 ngày. Biết rằng còn sanh y là còn khổ nên tinh tấn tu tập từ
lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ và trong mọi công việc.
Người cư sĩ sống trong gia đình còn nhiều phiền não thế gian nên quý trọng từng
giây phút có thể tu tập là sẽ không ngừng nghỉ.
Chưa thấy được các pháp sinh diệt
theo duyên khởi thì rất khó có cơ sở để đi đến sự giác ngộ.
Ngôn từ dùng để truyền thông và mỗi
quốc gia, cộng đồng sử dụng các ngôn ngữ hay các phương tiện khác nhau để diễn
đạt các sự vật, hiện tượng (pháp). Do vậy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về đạo
Phật nhưng cũng đều chỉ để diễn đạt về 4 sự thật hay 4 chân lý bậc thánh hay Tứ
thánh đế hay Tứ diệu đế bao gồm: Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Trong đó Đạo đế chính
là Bát chánh đạo - con đường đi đến niết bàn - con đường vắng mặt khổ đau.
Bát Chánh đạo gồm 8 chi phần: Chánh niệm, Chánh tinh tấn, Chánh định, Chánh tư
duy, Chánh kiến, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng.
ÔN BÀI NGẮN VỀ NIỆM
Nói một cách thô: Niệm là một tâm hành, là trí nhớ - nhớ đến nội dung đã được học
từ trước. Nội dung này lưu trữ trong kho chứa dưới dạng thông tin được mã hóa.
Niệm có đặc điểm là kích hoạt thông tin nào nổi trội vào thời điểm tương tác.
Do vậy thông tin trong kho chứa là minh hay vô minh nổi trội thì niệm sẽ kích
hoạt thông tin đó.
- Niệm kích hoạt thông tin VÔ MINH thì lộ trình tâm sẽ đi trên Bát tà đạo (Tà
niệm, Tà Định, Tà tư duy, Tà kiến, Tà tinh tấn, Tà ngữ, Tà
nghiệp, Tà mạng) - lộ trình tâm phàm phu - đi đến thế gian (với sầu bi, khổ, ưu
não, sinh, già chết và luân hồi tái sinh). Niệm đó gọi là Tà niệm (chỉ có ý
nghĩa phân biệt loại niệm).
- Niệm kích hoạt thông tin MINH thì lộ trình tâm sẽ đi trên Bát chánh đạo
(Chánh niệm, Chánh tinh tấn, Chánh định, Chánh tư duy, Chánh kiến, Chánh ngữ,
Chánh nghiệp, Chánh mạng)- lộ trình tâm bậc thánh - đi đến Niết bàn (không có
khổ, không còn luân hồi tái sinh).
Tu là tạo nhân duyên cho chánh niệm khởi lên liên tục từng bước đi đến đột
chuyển trong kho chứa xóa bỏ thông tin Vô minh thay vào đó là Minh. Muốn làm
như vậy cần trải qua lộ trình song hành Văn - Tư - Tu. Bản chất tu là thực hành
4 chánh niệm (thân, thọ, tâm, pháp). Tất cả chỉ có như vậy.
Do vậy nói Bát chánh đạo là con đường độc nhất đi đến thành tựu chánh
trí, giác ngộ, niết bàn hay Tứ niệm xứ là con đường độc nhất thực chất vẫn là
chỉ Bát chánh đạo (Đạo đế trong Tứ Thánh đế: Khổ- Tập - Diệt- Đạo).
Cho dù là chánh kiến do văn tuệ khởi
lên (thuộc về hiệp thế, do nghe giảng) hay Chánh kiến do tu tuệ khởi lên (thuộc
về siêu thế, do tu tập thân chứng) thì đều nhận mặt được (trạch pháp):
1. Vô minh về khổ - tập - diệt - đạo.
2. Minh về khổ - tập - diệt - đạo.
Hay liễu tri tất cả các pháp trên cả 4 khía cạnh của Tứ thành đế.
Khi cái biết chánh kiến có mặt: biết
rõ không có cái ta nào là chủ nhân chủ sở hữu thân & tâm này thì thân kiến
chấm dứt. Bản ngã là không có thật được Đức Phật ví như Lông rùa - Sừng thỏ. Chỉ
có tư tưởng chấp thủ bản ngã là có thật. Vậy việc tiếp theo là tinh tấn tu tập
để đoạn trừ tư tưởng chấp thủ bản ngã.
Sự thật con người không thể THẤY được
các sắc pháp (sự vật). Tất cả cái BIẾT ý thức về thế giới vật chất đều thông
qua tư duy suy luận. Điều mà Đức Phật đã giác ngộ sâu kín về thực tại này chỉ
là các cảm giác (cảm thọ) đi ngược lại với khoa học và nhận thức của nhân loại.
Cho đến nay nay cả người tu Phật cũng rất khó lãnh hội.
Các pháp (hữu vi) đều vô thường
(sinh diệt), vô ngã (vô chủ, vô sở hữu, không thể điều khiển khiển).
Vì chấp chặt vào các pháp là ta, là của ta, ta hơn, ta kém, ta bằng nên khi nó
biến hoại biến diệt thì sầu bi khổ ưu não sẽ khởi lên.
THẾ NÀO MỚI LÀ TÁN THÁN NHƯ LAI?
Sau khi bác bỏ 62 tà kiến.
"Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: “Những sở kiến ấy, chấp trước
như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định
mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa. Và Ngài
không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh.
Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy
hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo,
Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng,
tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, ch ỉ những người
có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và
truyền thuyết. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán
Như Lai mới nói đến".
Kinh Phạm Võng, Phẩm II, Trường Bộ kinh Nikaya.
Trung Bộ Kinh I, số 28; Tương Ưng
III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy
Pháp là thấy Phật (Ta)."
Có thể biên tập lại về ngôn từ như sau:
"Ai như thật thấy Duyên khởi là thấy pháp.
Ai thấy pháp là thấy Như Lai".
Chia sẻ giao lưu và học hỏi về pháp
hành:
Vì sao định của ngoại đạo chỉ là định tưởng (tà định) hoặc chú tâm trên một đối
tượng, khi quán phải ra khỏi định trong khi Đức Phật quán lại ở trong định,
càng ở tầng định cao thì quán càng vững chắc?
1. Khổ do người khác, do hoàn cảnh
mang tới mình chịu.
2. Khổ do kiếp này mình làm mình chịu. Do kiếp trước mình làm mình chịu.
Cái nào là đúng?
Nếu cả 2 đều không đúng thì cái nào mới là đúng?
Ai cũng cho là phương pháp mình tu
là đúng.
Vậy lấy tiêu chuẩn nào để kiểm chứng ?
Vì sao thực
tế ngày nay có rất nhiều người là Phật tử nhưng lại không tin Phật?
Với sự phát triển của
khoa học công nghệ ngày nay càng làm sáng rõ hơn những khám phá vĩ đại về THỰC
TẠI của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật tử trên toàn thế
giới những ngày này đều hướng đến Phật Đản (ngày Phật Thích Ca Đản sinh). Ai
cũng biết người sáng lập ra Đạo Phật thật trong lịch sử hơn 2600 năm trước tại
vùng Ấn Độ là Đức Bổn sư tự mình giác ngộ không thầy chỉ dạy. Ngài là nhà khoa
học lỗi lạc đã khám phá ra sự thật thực tại đó là 4 chân lý của bậc Thánh (Tứ
Thánh Đế) và ngài là nhà giáo- nhà sư phạm vĩ đại đã hướng dẫn chúng sinh lối sống
thoát khổ bằng con đường Bát chánh đạo.
Thật may mắn thay ngày nay vẫn còn một số ít người
trí ít bụi trong mắt đã khám phá ra sự thật này và thực hành để cũng thân chứng
lối sống thoát khổ trong kiếp hiện tại.
Nếu cuộc đời thực sự
chỉ có hạnh phúc thì không cần tu.
Nếu cuộc đời thực sự chỉ có đau khổ thì không cần
sống.
Sự thật cuộc đời có hạnh phúc và có khổ đau.
"Vui thì ít, khổ thì nhiều, não nhiều mà sự nguy hiểm càng nhiều". Hạnh
phúc và khổ đau chỉ là cảm giác (thọ). Nó vô thường sinh diệt.
Hạnh phúc và khổ đau là gánh nặng 2 đầu. Hạnh
phúc nhiều bao nhiêu thì khổ đau nhiều bấy nhiêu. Thế gian không ai muốn từ bỏ
đầu hạnh phúc cả mà chỉ muốn quẳng đau khổ đi thì đó là điều ảo tưởng nên Đức Phật ngài mới từ bi mà dạy rằng hãy từ bỏ
tham ái (tham ái với lạc thọ, sân và si bản chất chỉ là biến thể của tham) thì
đầu kia cũng tự động được đặt xuống.
Vấn đề chỉ còn là làm thế nào để đoạn trừ Tham,
Sân, Si mà thôi.
Ai đã cảm nhận được khổ hãy tu tập sớm để giảm bớt
khổ bao nhiều tốt bấy nhiêu.
KINH NGHIỆM
Một người cho dù có đọc tinh thông các loại kinh
điển và nghe thuộc các bài giảng về văn tuệ nhưng không có sự tinh tấn thực
hành hàng ngày thì chỉ có lý thuyết và ham lý luận tranh biện chứ không có cách
nào nhiếp phục được tham, sân, si.
Lộ trình Văn - Tư - Tu phải cùng song hành.
LY 2 CỰC ĐOAN
Cực đoan 1 (thường kiến): Khổ do mình làm - mình
chịu.
Cực đoan 2 (đoạn kiến): Khổ do người khác làm -
mình chịu.
2 cực đoan đều dẫn đến hiểu biết sai sự thật: Khổ
- nguyên nhân khổ do ngoại cảnh đem đến.
Sự thật: Khổ do duyên xúc - xảy ra nơi tâm. Khổ
là cảm giác - nó vô thường sinh diệt. Hiểu biết đúng - hết khổ.
Khổ hay hết khổ chỉ xảy ra trên tấm thân có thức
này. Cho dù có đi tìm niềm vui hạnh phúc ở đâu bên ngoài cũng không chỉ vòng
quanh khổ chứ không nào hết đươc khổ.
Chúc cả nhà mỗi ngày an lạc!
"Kẻ phàm phu
không an trú niệm trên thân,
Còn bậc thánh luôn an trú niệm trên thân".
(Kinh thân hành niệm).
Tất cả đau khổ và hết
khổ đều chỉ ở trong tấm thân có thức này. Cho dù có đi tìm ở đâu khác cũng
không thể nào mà thấy được.
Tham lam và sân hận sẽ
làm cho con người vốn khổ đau lại chất chồng khổ đau.
Chỉ có con đường Bát Chánh Đạo tự thay đổi lộ
trình tâm lúc nào thì lúc đó trí tuệ và lòng từ bi sẽ được nuôi dưỡng và nở hoa
kết trái.
Tứ Chánh Cần là bốn phép
siêng năng Tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép Tinh tấn ấy là:
1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát
sinh.
2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác phát sinh.
3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát
sinh.
4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành
đã phát sinh.
Mỗi ngày mới hãy làm cho tinh tấn tự động khởi lên.
CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC
Trên thế gian nếu có một nhà giáo dục thực sự
làm thay đổi thế giới cho nhiều người và trong nhiều thế hệ thì đó là Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni.
Môn học mà ngài dạy trong suốt hơn 45 năm giúp
cho con người đi đến mục đích tối thượng là hết khổ - giải thoát là Tứ Diệu Đế
(Tứ Thánh Đế) gồm 4 chân lý:
1- Sự thật về khổ (Khổ).
2- Nguyên nhân khổ (Tập).
3- Sự hết khổ - khổ diệt (Diệt).
4- Con đường khổ diệt (Đạo) là con đường Bát Chánh
đạo: Chánh niệm, Chánh tinh tấn, Chánh định, Chánh tư duy, Chánh kiến, Chánh ngữ,
Chánh nghiệp, Chánh mạng.
Còn ngày nay cho dù quốc gia hay dân tộc nào, nhà
giáo dục nào có đưa ra môn học hay phương thức nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là
đổi từ cái khổ này lấy cái khổ khác mà thôi chứ không thể thoát khỏi khổ.
Hạnh phúc là có thật.
Khổ đau cũng là có thật.
Nhưng hạnh phúc và khổ đau chỉ là cảm giác (cảm
thọ - thọ).
Con người - kẻ phàm phu chẳng ai phấn đấu nỗ lực
để đi tìm khổ đau cả mà chỉ đi tìm hạnh phúc và tham ái hạnh phúc, dính mắc
ràng buộc vào hạnh phúc (chấp thủ hạnh phúc là trường tồn, là luôn luôn có, thường
xuyên có), cho rằng hạnh phúc nằm trong sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị
ngon, xúc chạm êm ái nên chỉ đổi cái khổ này lấy cái khổ khác mà thôi.
Vì sự thật hạnh phúc là thọ (lạc thọ) nên nó vô
thường, sinh lên rồi lại diệt nên sầu bi khổ ưu não sẽ khởi lên.
Bậc thánh thấy và biết mọi thực tại thấy, nghe cảm
nhận đều là cảm thọ, do duyên căn - trần tiếp xúc mà phát sinh. Nó vô thường,
vô ngã, có vị ngọt (lạc thọ), sự nguy hiểm và sự xuất ly nhờ vậy mà giải thoát
hoàn toàn không có chấp thủ bất kỳ đối tượng nào sinh khởi.
Tất cả thực tại thấy,
nghe, cảm nhận đều là cảm giác (cảm thọ- thọ).
Chỉ cần thấy và biết đúng là đủ.
THỰC TẠI KHÔNG PHẢI
LÀ THẾ GIỚI
Thế giới vật chất tồn tại độc lập, vận động và
biến đổi không ngừng trong từng giây phút. Dòng nước vẫn chảy và đi về đâu theo
lộ trình nhân duyên không thể biết trước. Tất cả những gì trong thực tại thấy,
nghe, cảm nhận chỉ là cảm giác (thọ) do căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp
xúc (xúc) với trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà phát sinh. Xúc sinh
thì thọ sinh, xúc diệt thì thọ diệt. Trước khi sinh không ở đâu, sau khi diệt
cũng chẳng về đâu. Cũng chẳng có cái nào là chủ nhân chủ sở hữu của cái nào cả.
Chỉ có tư tưởng mê lầm là tồn tại làm cho con người ảo tưởng những thực tại đó
là thế giới nên mới dính mắc ràng buộc vào nó nên khi nó biến hoại biến diệt
thì khổ sẽ khởi lên.
Nếu biết thực hành an chú chánh niệm thì khổ sẽ
không có mặt.
Theo kinh điển Pali
ghi lại, Pháp mà Đức Thế Tôn khéo thuyết giảng được tụng lên có 5 tính chất:
1- Thiết thực hiện tại (không phải cho quá khứ
cũng không phải cho tương lai).
2- Không có (không bị chi phối bởi) thời gian.
3- Đến để mà thấy (kiểm chứng được chứ không phải
đến để mà tin).
4- Có khả năng hướng thượng (bát chánh đạo).
5- Do người trí tự thân giác hiểu (chứ không phải
là người khác thấy hộ).
Người tu khi thấy, nghe, cảm nhận đối tượng chớ vội
tin cũng chớ vội bác bỏ. Mà có thể tham khảo những tiêu chí này để thực hành và
kiểm chứng.
Đức Phật giác ngộ
khác biệt căn bản với ngoại đạo và phàm phu đó là ngài giác ngộ về cảm thọ chứ
không phải là thế giới.
Thực tại là tất cả những gì thấy, nghe, cảm nhận
đều là cảm thọ. Còn phàm phu thì tưởng đó là thế giới ví như nhìn sợi dây tưởng
nhầm con rắn. Vì nhầm lẫn như vậy nên toàn bộ tư duy và hiểu biết là TÂM thấy CẢNH.
Do vậy nỗ lực phấn đấu đi thay đổi hoàn cảnh nên chỉ đổi từ khổ này lấy khổ
khác chứ không bao giờ bớt khổ và hết khổ được.
Mỗi ngày ai cũng có
24h. Ai không tự biết lo chuyên trú vào việc tu tập và làm ăn nếu còn là cư sĩ
thì sẽ bị cuốn vào việc người khác. Cuối cùng không những không giúp được người
mà cũng không tự giúp được chính mình.
Mỗi lần chia sẻ pháp
cho người cận tử mới thấy người còn khỏe mạnh đã có duyên biết và tu tập giáo
pháp giải thoát may mắn như thế nào.
"Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai
Không thể điều đình được
Với đại quân thần chết".
Người đã rõ ràng về
pháp học, trong quá trình tu tập sẽ không còn ý niệm tích lũy phước báu và tái
sinh. Vị ấy biết rõ: Còn sinh y là còn khổ mà lông tóc dựng ngược, chuyên trú
tu tập để vô sinh y.
Không có đúng có sai.
Đúng hay sai là so sánh với cái gì.
Cũng như vậy: cầu cúng và cầu mong có một tha lực
hay một vị xyz nào đó sẽ giúp cho mình thoát khổ là không đúng cũng không sai.
Nó chỉ không có liên quan gì đến điều mà Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni đã giác ngộ và thuyết giảng về con đường đi đến giải thoát mà
thôi.
Khổ - Nguyên nhân của khổ xảy ra nơi nội tâm.
Sự chấm dứt khổ - Con đường đi đến sự chấm dứt
khổ cũng xảy ra nơi nội tâm.
Người có trí tuệ sẽ biết y cứ trên 4 chân lý này mà
tự tìm được con đường.
Ai tinh tấn tu hành đều
cảm thấy thời gian để tu tập hàng ngày thực sự là rất ít ỏi nên lãng phí thời
gian vào những tranh luận vô bổ và những việc làm không mang lại hiệu quả càng
nên tránh xa.
Các mỹ từ bay bổng sẽ
không đem lại sự lợi lạc trong tiến trình giải thoát.
Chỉ có tinh tấn tu tập lãnh hội pháp học, thực
hành pháp hành trên lộ trình Văn - Tư - Tu mang lại pháp thành mới mang lại sự
an lạc, giải thoát ngay bây giờ và tại đây trong giây phút hiện tại. Không phải
ở trong quá khứ cũng không phải chờ đợi trong tương lai.
Quán sát các lộ trình
tâm con người biểu hiện ra bên ngoài dễ thấy rằng ai cũng đều đúng theo cách
của mình. Nhưng đối chiếu với sự thật thì lại là chuyện khác.
Vài chia sẻ có thể có
ích cho người mới tu.
TU THIỀN ĐỂ LÀM GÌ?
1. Là trở về mặt đất ngay bây giờ và tại đây chứ
không phải là lên giời hay ở quá khứ hoặc tương lai.
2. Là để thay đổi hiểu biết về thực tại từ sai sự
thật - vô minh thành hiểu biết đúng sự thật - minh chứ không phải là luyện
thành thần thông.
3. Là để sống an lạc trong thực tại chứ không phải
là ở quá khứ hay tương lai.
4. Là thay đổi tâm chứ không phải là thay đổi hoàn
cảnh.
5. Là để sống thích nghi với mọi hoàn cảnh chứ
không phải là chán ghét cuộc đời, chạy trốn hoàn cảnh.
6. Là để nương tựa nơi chính mình chứ không phải là
cầu cúng hay dựa vào đấng siêu nhiên nào đó.
7. Là để đoạn trừ tư tưởng bản ngã chứ không phải
là tô bồi bản ngã.
8. Là để sống yêu thương - từ bi chứ không phải là
để ghen ghét, hận thù.
9. Là để trở thành bình đẳng chứ không phải là phân
biệt đối xử.
10. Là để an nhiên đón nhận cái chết chứ không phải
là tham sống, sợ chết rồi qua đời.
Thiện Dũng 3/2019
VÀI CHIA SẺ CHO NGƯỜI
BIẾT CHÚT ÍT VỀ HÓA HỌC TÌM HIỂU PHÁP
Pháp học nói thì rất nhiều vì diễn giải bao
nhiêu cũng không hết nhưng thực chất ngắn gọn cũng chỉ trong Tứ Thánh Đến (Tứ
Diệu Đế) và Lý duyên khởi (Lý nhân quả). Kinh điển Pali Nykaia có lời Đức Phật
tự thán rằng "Ai thấy Lý duyên khởi là thấy pháp".
Ai cũng nói học Phật, tu Phật là tu nhân quả
nhưng số người hiểu đúng về Nhân quả thì lại quá ít ỏi. Hầu hết hiểu: một nhân
sinh quả, nhân biến đổi thành quả, không có lửa
làm sao có khói, đời cha ăn mặn thì đời con khát nước, ở hiền thì sẽ gặp lành,
...
Sự thật duyên khởi hay Nhân quả là gì?
Hãy khảo sát qua ví dụ sau đây:
Có 1 chậu nước trong và 1gói thuốc nhuộm đỏ. Nếu cứ
đặt cạnh nhau như vậy thì bao lâu cũng không có chậu thuốc nhuộm đỏ.
Chỉ khi cho gói thuốc nhuộm đỏ hòa vào chậu nước mới
phát sinh chậu thuốc nhuộm đỏ. Khi ấy gói thuốc nhuộm đỏ và chậu nước trong
cùng diệt.
Có 1 chiếc áo trắng để cạnh chậu thuốc nhuộm đỏ thì
dù để bao lâu cũng không có chiếc áo nhuộm đỏ. Khi cho chiếc áo trắng vào chậu
thuốc nhuộm đỏ thì cả chiếc áo trắng và chậu thuốc nhuộm đỏ cùng diệt phát sinh
chiếc áo đỏ và chậu thuốc nhuộm đỏ mới màu nhạt hơn.
Quan hệ nhân quả ở đây là 2 nhân tiếp xúc với nhau
cùng diệt mới phát sinh ra quả mới.
Hai duyên Căn - Trần tiếp xúc xúc sinh thì cảm giác
(thọ) sinh. Xúc diệt thì thọ diệt. Thập nhị nhân duyên mới mô tả là "Do có
Xúc mà có Thọ".
Để hiểu kỹ hơn quý vị có nhân duyên có thể tham dự
khóa tu 10 ngày theo thông tin tại batchanhdao.vn.
Cư sĩ Thiện Dũng (Trần Văn Dũng)
Khu rừng Sừng bò.
VÀI CHIA SẺ CHO NGƯỜI BIẾT CHÚT
ÍT VỀ TIN HỌC TÌM HIỂU PHÁP
Trong cuộc sống từ lời nói, hành động, ăn uống chỉ cần luôn nhớ đến chú tâm
theo dõi các cảm giác (thọ) xảy ra trên thân, không bị cuốn mình theo đối tượng
thì sẽ không bao giờ có những lời nói, hành động không đúng và sẽ không có
phiền não.
Khi Căn (Nhãn căn, nhĩ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn hay nói gọn là mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc Trần cảnh (hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, xúc, pháp)
như hành vi gõ bàn phím hay quét hình ảnh hay nói
vào mic, ... phát sinh tín hiệu và đồng thời bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)
sẽ ghi nhận tín hiệu đó đưa vào máy tính để tìm kiếm.
Niệm là một tâm hành như thuật toán Google hành vi
của niệm có đặc điểm kích hoạt tư duy (chip) tìm kiếm thông tin nổi trội. Tùy
thuộc vào hành vi của niệm và nội dung của niệm và kho chứa (ổ cứng hay bộ nhớ,
máy chủ, vô minh hay minh được ghi và lưu trữ lại) được kích hoạt mà thông tin
nào sẽ được tìm kiếm.
Tư duy là một tâm hành có nhiệm vụ phân tích, so
sánh, đối chiếu và trả về kết quả. Kết quả nào nổi trội (được tìm kiếm nhiều
nhất sẽ hiện lên trên cùng), kết quả là loại thông tin được phân biệt (ý thức)
văn bản, hình ảnh hay video, audio, ... sẽ được hiển thị. Nếu thông tin không
tồn tại sẽ không tìm kiếm được.
Có 2 loại niệm:
Tà niệm kích hoạt thông tin trong kho chứa Vô minh.
Còn tà niệm kích hoạt thì lộ trình tâm đi trên Bát
tà đạo sẽ có tà niệm, tà tư duy, tà tri kiến, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng sẽ, có
tham, sân, si phát sinh sầu, bi, khổ, ưu não, luân hồi sinh tử.
Chánh niệm kích hoạt thông tin
kho chứa Minh.
Tu là để làm thế nào để chánh niệm liên tục khởi lên lộ trình tâm sẽ đi trên
Bát chánh đạo sẽ có chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh tư duy, chánh kiến, chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.
Trên lộ trình tâm Bát chánh đạo không có tham, sân, si không có sầu bi, khổ, ưu
não không có luân hồi sinh tử. Đó là con đường khổ diệt - niết bàn với không
giải thoát (tâm giải thoát), vô tướng giải thoát (tuệ giải thoát), vô tác giải
thoát.
Để hiểu rõ hơn quý vị có duyên có trí có thể tham gia khóa tu 10 ngày theo dõi
tại batchanhdao.vn
Cư sĩ Thiện Dũng Khu rừng Sừng bò.
VÀI CHIA SẺ MỞ ĐẦU CHO NGƯỜI BIẾT
CHÚT ÍT VỀ VẬT LÝ TÌM HIỂU PHÁP
Thế gian - Phàm phu hiểu biết: Tâm thấy cảnh
Khổ do hoàn cảnh. Muốn hết khổ phải thay đổi hoàn cảnh.
Đức Phật - Bậc thánh hiểu biết: Tâm thấy tâm.
Khổ xảy ra nơi tâm. Muốn hết khổ phải thay đổi tâm.
Sự diễn tả
về ngôn ngữ về pháp mà Đức thế tôn khéo thuyết giảng thật không dễ dàng. Có thể
mô tả sự 6 xúc xứ (Ví dụ về Nhãn căn) một cách thô như sau: Phàm phu mắt nhìn
thấy bông hoa. Tôi thấy bông hoa. Cái thấy là tâm, đối tượng được thấy là trần
cảnh.
"Cơ chế hoạt động của mắt
Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ
chế hoạt động của máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản
xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim,
qua quá trình rửa hình sẽ cho ta các bức ảnh. Mắt có hệ thấu kính
thuộc bán phần trước nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể.
Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội
tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ
ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó
được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình
ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật
nào đó.
Sự thật: Mắt (nhãn căn) không thấy được bông hoa. Bông hoa là có thật. Bông hoa
thật là một nhân (Trần), nhãn căn (căn bản - tế bào thần kinh thị giác). Khi
mắt tiếp xúc bông hoa, hình ảnh được thu qua thủy tinh thể là một thấu kính
quang học lên võng mạc (máy ảnh/camera). Tại đó các tế bào thần kinh thị giác
chỉ làm nhiệm vụ ghi nhận cảm giác hình ảnh và truyền tín hiệu về não bộ đọc,
tại đó mới đọc và phân tích và cho biết kết quả về đối tượng. Mắt nhìn liên
tục, chớp liên tục là ghi/quay hình ảnh liên tục theo xung chứ không phải chỉ
là 1 lần duy nhất, nháy đi nháy lại nhiều lần.
Tùy thuộc mắt bình thường hay cận thị, viễn thị hay dị tật điểm vàng, hay mù
màu, ... mà cảm giác về hình ảnh bông hoa sẽ khác nhau.
Tùy thuộc vào ánh sáng và khoảng cách khác nhau và thời điểm khác nhau mà cảm
giác hình ảnh cũng khác nhau.
Như vậy vẫn là đối tượng bông hoa nhưng tùy thuộc vào điều kiện khác nhau mà
cho cảm giác hình ảnh khác nhau.
Như vậy: Cái biết là tâm, đối tượng được biết là cảm giác hình ảnh (thọ) chính
là thực tại cũng là tâm.
Thực tại là tất cả những gì thấy nghe, cảm nhận đối tượng đều là các cảm giác
do Căn-Trần tiếp xúc mà phát sinh (Xúc sinh thì cảm giác sinh). Không tiếp xúc
thì không phát sinh (Xúc diệt thì cảm giác diệt).
Do hiểu biết mê lầm của thế gian là tâm thấy cảnh nên 2 người khác nhau cãi lộn
nhau bất tận vì mỗi người cảm nhận đối tượng theo cách khác nên có sự hiểu biết
khác nhau (như truyện thầy bói xem voi).
Đức Phật giác ngộ là giác ngộ về tâm chứ không phải giác ngộ về thế giới. Như
trong bản kinh Phạm Võng - Bản kinh số 1trong Trường bộ kinh. Sau khi bác bỏ 62
tà kiến, về sự tán thán đối với tiểu giới, trung giới và đại giới chỉ là phàm
phu tán thán Như lai, ngài nhắc đi nhắc lại nhiều lần về lời tuyên bố sự giác
ngộ của ngài "Này các Tỷ kheo, Như Lai nhờ như thật tuệ tri sự tập khởi,
sự đoạn diệt (sinh diệt) của Thọ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của Thọ,
mà Như Lai được giải thoát hoàn toàn không có chấp thủ".
Quý vị có nhân duyên muốn tìm hiểu sâu hơn giáo lý của Đức Thế Tôn khéo thuyết
giảng có thể thâm nhập sâu hơn vào khóa tu 10 ngày tại batchanhdao.vn.
SỰ THẬT TRÁI NGƯỢC
KHÓ CHẤP NHẬN
Cả thế gian trong đó có cả nhiều người tu đang
ca ngợi hạnh phúc, cổ vũ cho hạnh phúc, tìm mọi cách để đạt được hạnh phúc, có
được hạnh phúc vật chất và hạnh phúc tinh thần như "dục ái, hữu ái và phi
hữu ái".
Còn Đức Phật thì không.
VÀI CHIA SẺ CHO NGƯỜI BIẾT CHÚT
ÍT VỀ TOÁN TÌM HIỂU PHÁP
Pháp mà Đức Thế Tôn khéo thuyết giảng dùng ngôn từ nào diễn tả đều rất khó.
Chia sẻ sau đây cho người có chút hiểu biết Toán học. Đây chỉ là vài gợi ý.
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ lúc giác ngộ (phát hiện) và thuyết giảng
hơn 45 năm có thể diễn tả sơ bộ như sau:
Tiên đề 1 (phát hiện 1): Mục đích cuộc sống là thoát khổ (khổ diệt).
Tiên đề 2 (phát hiện 2): có 4 sự thật chia làm 2 thực tại (Tứ Thánh Đế hay Tứ
Diệu Đế).
Thực tại 1 (mệnh đề 1): Khổ đế và Tập đế
Là lộ trình tâm phàm phu - Lộ trình tâm thế gian -
(Kho chứa Vô minh).
Thực tại 2 (Mệnh đề 2): Diệt đế (khỏi diệt - miết
bàn) và Đạo đế - Bát chánh đạo
Là lộ trình tâm bậc thánh - Lộ trình tâm xuất thế
gian - (Kho chứa Minh).
Để khảo sát chứng minh 2 thực tại trên cần sử dụng:
Lý duyên khởi hay Định luật Duyên khởi (Định luật nhân quả) từ 6 xúc xứ phát
sinh đồng thời cảm giác(thọ)- tưởng (cái biết trực tiếp). Do đặc điểm của niệm
mà duyên khởi 2 lộ trình Kinh pháp cú gọi là Con đường 2 ngả).
1. Duyên khởi lộ trình tâm Bát tà đạo (12 nhân
duyên) có Tà niệm, Tà tư duy, Tà tri kiến [tham, sân, si -dục], Tà định, Tà
tinh tấn, [không như thật - phi như lý tác ý], Tà ngữ/Tà nghiệp/Tà mạng đi đến
[Sầu bi, khổ, ưu não]- [luân hồi tái sinh].
2. Duyên khởi lộ trình tâm Bát chánh đạo có Chánh
niệm, Chánh tinh tấn, Chánh định [Tỉnh giác- Không giải thoát], Chánh tư duy,
Chánh kiến [Vô tướng giải thoát], Như thật (như lý) tác ý, Chánh ngữ/Chánh
nghiệp/Chánh mạng [Vô tác giải thoát] vắng mặt khổ, không có luân hồi tái sinh.
Sau khi đã khảo sát và hiểu biết
và tư duy đúng (Văn tuệ-Tư tuệ) về Lý thuyết -Pháp học là Tứ thánh đế và Lý
duyên khởi.
Thực hành để thân chứng lý thuyết (Tu tuệ) để đi đúng, đi nhanh trên Bát chánh
đạo đến đích hết khổ hay vắng mặt khổ hay sử dụng các phương tiện (các bổ đề)
đó là:
1. Tứ Niệm xứ (Pháp hành- phương pháp thực hành) làm thế nào để cho Chánh niệm
khởi lên liên tục là lộ trình tâm Bát Chánh sẽ tự động khởi lên.
Các tiêu chuẩn, điều kiện kiểm chứng con đường và đích đến:
2. Tứ chánh cần (4 yếu tố quan trọng để lộ trình tâm luôn ở trên Bát chánh đạo)
3. Tứ như ý túc -Tứ thần túc (4 yếu tố cần thực hành cho viên mãn)
4. Ngũ căn (5 yếu tố căn bản đi đến giải thoát)
5. Ngũ lực (5 năng lực căn bản đi đến giải thoát)
6. Thất giác chi (7 tiêu chuẩn bậc giải thoát).
Để tự mình hiểu rõ và thân
chứng các nội dung trên quý vị có nhân duyên có thể tham dự khóa tu Bát chánh
đạo 10 ngày. Thông tin đăng tải trên website batchanhdao.vn.
Cư sĩ Trần Văn Dũng (Thiện Dũng)
THAM KHẢO THÊM VỀ TU
CÁI NÀO LÀ GỐC
NGƯỜI CÓ TRÍ TRÚ GIỚI ( NIỆM ĐỊNH TUỆ HAY GIỚI ĐỊNH
TUỆ )
Trí ở đây được hiểu là từ gọi tắt của Trí Tuệ, đồng
nghĩa với Minh, đồng nghĩa với Chánh Kiến, là HIỂU BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT các sự vật
hiện tượng ( các pháp ), còn gọi là LIỄU TRI các pháp, đặc biệt là Khổ với 4
khía cạnh : Sự thật Khổ, Sự thật tập khởi Khổ, Sự thật Khổ Diệt, Sự thật Con Đường
Khổ Diệt. Trí Tuệ có 3 cấp độ : Trí tuệ đạt được do Nghe, Đọc gọi là Văn Tuệ,
Trí Tuệ đạt được do Tư Duy về điều đã nghe, đọc gọi là Tư Tuệ, Trí Tuệ đạt được
do thực hành Bát Chánh Đạo gọi là Tu Tuệ. Tuy có 3 loại Tuệ như vậy nhưng nội
dung của ba loại Tuệ thì giống nhau.
CHUYỆN CẦU CÚNG -HIỂU
BIẾT ĐÚNG THÌ SỐNG ĐÚNG
Từ lâu nay vốn không can dự cũng không bàn luận
về chính trị và tôn giáo, nhưng nhiều người liên tục được hỏi nên phải trả lời
theo đúng sự hiểu biết riêng của mình: Cầu cúng, dâng sao giải hạn, đốt vàng
mã, lễ bái có phải là của Đạo Phật không?
Câu trả lời là: Có - đó là của Đạo Phật Tôn
Giáo. Nó được phát sinh từ đời sau và có sự kế thừa, pha trộn của nhiều thứ. Đó
là liều thuốc giảm đau, có tác dụng nhất định cho người thế gian trong một thời điểm nào đó, chứ không phải là thuốc
chữa bệnh Khổ, bệnh Tham. Trong một vài trường hợp cũng là phương tiện để gieo
duyên cho người biết đến chánh pháp. Bản thân tôi tôn trọng và không bài trừ
hay bác bỏ vì cũng không có ai điều khiển được. Nó sẽ tự sinh, tự diệt theo thời
gian với mức độ khác nhau. Chánh yếu thì tà mạnh, chánh mạnh thì tà sẽ yếu.
Còn Đạo Phật Thật do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giác
ngộ và thuyết giảng cách đây 2600 năm nói ngắn gọn là về 4 sự thật hay gọi là 4
chân lý của Bậc thánh - Tứ Thánh Đế hay Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo). Tu là
thay đổi tâm chứ không phải là thay đổi hoàn cảnh, là tự bản thân thực hành Bát
Chánh Đạo chứ không phải là cầu cứu một tha lực nào đó bên ngoài. Tu là để giảm
tham, sân, si tiến đến đoạn trừ tham sân, si chứ không phải làm tăng trưởng
tham, sân, si. Còn tham, sân, si là còn khổ. Đức Phật chỉ là người đã tìm ra
con đường thoát khổ và ngài chỉ dạy cho người sau, còn có nghe và thực hành
theo hay không là việc của người khác. Ngài không có ban phúc cũng không giáng
họa cho bất kỳ ai.
Do vậy một lần nữa những người tu hành chân chính
đang hành trì con đường trung đạo cần khẳng định: những hành động trên không phải
là Đạo Phật Thật. Người có trí sẽ tự thấy, tự biết và tự quyết định lựa chọn lối
sống cho riêng mình. Chúng ta nên tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người.
Tiếp tục giao lưu
chia sẻ kinh nghiệm về sự thực hành và chia sẻ pháp.
Một vị đang đi đường bỗng nhiên dẫm vào một cái
gai cắm vào chân làm chảy máu.
1. Do nhân nào duyên nào vị ấy khởi lên khổ?
2. Do nhân nào duyên nào vị ấy không khởi lên khổ?
Lộ trình tâm thật xảy ra ra sao?
(Khuyến nghị các pháp đàm trong chánh ngữ để cùng
nhau sách tấn tu tập và không có ý cao thấp hơn thua.
Câu hỏi về thực hành:
Một vị nào đó khi đọc một chia sẻ nào đó liền nổi
sân lên và bình luận phản ứng dữ dội với những lời lẽ mắng chửi không thương tiếc.
1. Lộ trình tâm thật vị ấy diễn ra ra sao?
2. Nếu một vị cũng đọc một chia sẻ như vậy nhưng
tâm không có phản ứng yêu thích hay chán ghét. Lộ trình tâm thật xảy ra ra sao?
Ai nói các
pháp vô thường là khổ người đó chưa thấy pháp ngộ pháp.
CĂN BẢN CỐT LÕI
Người tu - tu gì thì tu, sáng tạo hay dùng pháp
môn nào thì dùng nhưng không có Văn - Tư - Tu về Tứ Thánh Đế hay Tứ Diệu Đế (Khổ,
Tập, Diệt, Đạo - Bát chánh Đạo) trên Lý Duyên khởi thì con đường tu tập đi đến
an lạc, giải thoát sẽ còn rất xa mờ. Đi đúng thì có kết quả ngay lập tức trong
hiện tại chứ không phải tương lai hay ở kiếp sau.
TÂM SÂN
Sân là chán ghét cảm khác khó chịu - khổ thọ.
Sân thực chất là biến thể của Tham - thích thú cảm giác dễ chịu - lạc thọ.
Người tu thường thấy biểu hiện tâm sân trên
Facebook qua những status khó chịu với ngoại cảnh - những sự kiện, phát ngôn,
bình luận trái với tâm ý của mình. Tham, sân si là nguyên nhân của khổ đau, phiền
não, luân hồi tái sinh.
Biểu hiện tâm sân cũng rất vi tế đòi hỏi người
tu phải luôn ở trong chánh niệm mới quan sát được. Chỉ cần biết cách tạo nhân
duyên cho chánh niệm khởi lên là lộ trình tâ sẽ tự động khởi lên Bát chánh đạo
không cần làm gì thêm thì an lạc sẽ ngay lập tức có mặt.
GIÁ TRỊ CỦA SỰ TINH TẤN
Một người tu có sự tinh tấn sẽ luôn tích cực
trong sự thực hành và trau dồi văn tuệ.
Với cư sĩ tại gia việc tinh tấn làm cho vị ấy có
thể sắp xếp mọi việc để vừa cân bằng được cuộc sống mà vẫn có thời gian để tu tập.
Cho dù có làm bao nhiêu việc đi chăng nữa cũng
không quên giải thoát là mục đích cuối cùng.
Nếu chưa thể sống
thích nghi trong mọi hoàn cảnh và bình thản đón nhận mọi sự việc xảy ra thì đạo
lực một người tu vẫn còn rất yếu.
Cần rất tinh tấn!
Tham, sân, si hay nói
gọn Tham ái là nguyên nhân của khổ.
Người tu chỉ cần biết cách làm thế nào để giảm bớt
và tiến đến đoạn trừ Tham ái là xong.
Suốt cuộc đời Đức Phật giác ngộ và thuyết giảng
cũng chỉ có như vậy.
Người tu hành nhất là
cư sĩ tại gia còn vướng gia đình và công việc nên có rất ít thời gian để thực
hành. Do vậy hãy tập trung dành toàn bộ thời gian có ích để tập trung vào việc
tu tập thay vì tham gia vào những tranh luận vô bổ.
Việc đàm luận pháp học để làm sâu sắc thêm Văn
tuệ nếu có thì cũng trên cơ sở pháp đàm cởi mở và ngắn gọn.
TU LÀ GÌ VÀ TU ĐỂ LÀM
GÌ?
Tu là lộ trình làm thay đổi sự hiểu biết từ tà tri kiến - VÔ MINH- hiểu biết
không đúng sự thật SANG chánh kiến - MINH- hiểu biết đúng sự thật. Hiểu biết
như thế nào thì sẽ sống như vậy.
Hoa trái của sự tu tập là từng bước giảm trừ được tham, sân, si và tiến đến
đoạn trừ hoàn toàn tham, sân, si trong đó THAM là căn bản của KHỔ và do vậy mà
phiền não -KHỔ giảm dần và tiến đến phiền não được đoạn diệt hoàn toàn.
QUÁN SÁT LỘ TRÌNH TÂM
(mức độ thô)
Người mới tu vì tâm vẫn là phàm phu nên thường
qua các giai đoạn: đầu tiên không tin điều gì và cũng không thích việc tu tập.
Sau đó bắt đầu học pháp và thực hành và có niềm tin ban đầu. Khi có chút thành
tựu bắt đầu quay lại thấy những sai lầm của mình và những người xung quanh khi
chưa tu và bất kỳ người tu nào khác với cách mình tu và thường phán xét. Đến
khi tu thực sự có thành tựu rồi thì tham, sân, si và bản ngã được giảm trừ đi rất
nhiều vị ấy thấy và biết rõ thực tại chỉ là các cảm
thọ do duyên căn trần tiếp xúc mà phát sinh, nó vô thường, vô chủ, có vị ngọt
(lạc thọ) sự nguy hiểm nếu dính mắc vào các đối tượng. Vì biết rõ nguy hiểm như
hòn than lửa đỏ nên sẽ không dính mắc ràng buộc vào đối tượng. Do không dính mắc
nên không phiền não, sẽ xuất lý khỏi đối tượng và được giải hoàn toàn không có
chấp thủ.
HAI ĐIỀU RẤT KHÓ LÃNH
HỘI
"Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu
kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người
trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái
dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà
thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện
này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái
diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.
Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không
hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!"
Trung bộ Kinh Nykaia, 85. KINH VƯƠNG TỬ BỒ ÐỀ -
Bodhirajàkumàra Sutta)
HAI ĐIỀU RẤT KHÓ LĨNH
HỘI LÀ LÝ DUYÊN KHỞI VÀ NIẾT BÀN
VỊ NÀO ĐOẠN TRỪ ĐƯỢC
THÂN KIẾN, NGHI, GIỚI CẤM THỦ LÀ BẬC DỰ LƯU.
Việc tiếp theo chỉ còn là rốt ráo tu tập để đoạn
trừ tham, sân, si.
CON ĐƯỜNG 2 NGẢ
"Đường này đến thế gian
Đường kia đến Niết bàn
Tỳ kheo đệ tử Phật
Phải ý thức rõ ràng
Đừng đắm say thế lợi
Hãy tu hạnh ly tham".
(Pháp cú 75)
Quyết định đi đường nào "Niệm là người đánh
xe".
(Cỗ xe thù thắng, Tương ưng bộ kinh Pali Nykaia).
Cảm thọ - lạnh, hãy
niệm thọ thọ để tạo nhân duyên cho chánh niệm về thọ được khởi lên. Khi ấy chỉ
cần nhớ đến chú tâm theo dõi các cảm giác trên thân, lộ trình tâm bát chánh đạo
sẽ tự động khởi lên. Cái biết chánh kiến như thật đây là cảm thọ do duyên thân
căn tiếp xúc với xúc trần mà phát sinh, nó vô thường vô chủ, vô sở hữu. Khi ấy
sẽ có thái độ không yêu thích cũng không chán ghét, không nắm giữ cũng không
xua đuổi. Độc lập không ràng buộc, giải thoát không hệ lụy.
Cho dù là vị alahan trong 18 lộ trình vẫn còn 1
khổ dư sót là khổ thọ trên thân nhưng khổ khổ không còn - khổ diệt.
Hãy cùng nhau luyện tập để chứng, trú và sống với
thực tại chỉ toàn là thọ cả mà thôi.
DỤC
Dục như hố than hừng.
Dục như cây sai trái.
Dục như miếng thịt sống.
Dục như khúc xương không.
Dục như đầu rắn hổ mang.
Dục như bó đuốc rơm đi ngược gió.
Ái dục là nguyên nhân của khổ.
"Đốn rừng không đốn cây
Từ rừng sinh sợ hãi
Đốn rừng đốn ái dục
Tỷ kheo được tịch tịnh"
Pháp cú 283.
Hãy tinh tấn tu tập để ái dục dần được đoạn trừ.
HÀNH CHÂN CHÍNH -
CHÁNH NGHIỆP
Một người tu hành chân chính thực hành chánh niệm,
lộ trình tâm đi trên bát chánh đạo sẽ không chỉ trích hay chê bai người không
tu hay tu hành không chân chính. Vị ấy với cái biết chánh kiến các pháp là vô
ngã - vô chủ, vô sở hữu không thể điều khiển. Duyên nghiệp của ai nó tự vận
hành tự nhiên theo duyên khởi.
Nếu gặp người có duyên có chí hỏi pháp sẽ chia sẻ
pháp. Còn họ có nghe và thực hành theo hay không cũng không bị dính mắc rằng buộc.
MINH VÀ VÔ MINH
Vô minh: hiểu biết không đúng sự thật.
Thực tại là thế giới.
Minh: hiểu biết đúng sự thật.
Thực tại là cảm thọ.
PHÁP MÀ ĐỨC THẾ TÔN
KHÉO THUYẾT GIẢNG CÓ TÍNH CHẤT:
1. Thiết thực hiện tại.
2. Đến để mà thấy.
3. Không bị chi phối bởi thời gian.
4. Có tính chất hướng thượng.
5. Cho người trí tự mình giác ngộ.