MÔN HỌC KHÔNG
THỂ THIẾU CỦA THANH NIÊN
Trần Văn Dũng,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, kể từ
xã hội nguyên thuỷ, như một lẽ rất tự nhiên, trong mỗi tổ chức luôn xuất hiện một
thủ lĩnh. Để trở thành người thủ lĩnh, thường trải qua một số con đường như: dùng
sức mạnh để khuất phục kẻ khác hoặc được mọi người suy tôn vì có đức, có tài và
có năng lực để mang lại được nhiều lợi ích nhất cho tập thể. Xã hội càng phát
triển thì con đường đi đến vị trí thủ lĩnh ngày càng đa dạng và phong phú.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng
cộng sản Việt
Thế giới đã bước sang nửa cuối năm thứ tám của thế kỷ
XXI - thế kỷ của sự bùng nổ thông tin, của công nghệ cao và toàn cầu hoá sâu sắc.
Công tác lãnh đạo các tổ chức đang đứng trước những thách thức mới. Hàng loạt
nguyên tắc lãnh đạo cũ đã bị phá vỡ để thay vào đó là những nguyên tắc mới linh
hoạt hơn. Cơ hội làm lãnh đạo được chia đều cho tất cả mọi người trong tổ chức.
Đứng trước sự thay đổi đó, đội ngũ cán bộ Đoàn cũng đứng trước những thời cơ và
thách thức mới.
Trải qua chặng đường hơn 76 năm xây dựng và trưởng
thành, đi cùng với phong trào, đội ngũ cán bộ Đoàn cũng trưởng thành về mọi mặt,
nhạy bén hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn. Tuy nhiên, tất cả đều không hoàn toàn
là màu hồng trong bối cảnh thanh niên ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Đoàn
thanh niên không phải là duy nhất trong sự lựa chọn đó. Vậy định hướng giá trị
nào là động lực để đội ngũ cán bộ đoàn và đoàn viên hướng tới ?.
Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên cần phải khẳng định
rằng: Đoàn thanh niên vẫn có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống
chính trị. Đoàn thanh niên là đội dự bị tin cậy của Đảng, là trường học xã hội
chủ nghĩa của thanh niên và là môi trường lý tưởng để thanh niên rèn luyện và
trưởng thành. Trong trường học, Đoàn có nhiệm vụ là góp sức cùng với Nhà trường
giáo dục toàn diện cho thanh niên, giúp thanh niên có một hành trang đầy đủ để
bước vào cuộc sống. Trong những hành trang ấy có lý tưởng sống, có kiến thức xã
hội và kỹ năng sống, kỹ năng làm việc. Khó có thể đánh giá sự được mất khi tham
gia công tác đoàn, nhưng động lực tạo dựng niềm tin lớn nhất để tham gia hoạt động
đoàn và làm cán bộ đoàn là được cống hiến và được trưởng thành, trở thành những
người biết chủ động xoay sở trước những bài toán của thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên, trong quá trình ấy, cũng đã có không ít cán
bộ đoàn đã mắc sai lầm về đường lối, tư tưởng, hoặc gặp trục trặc trong học tập
và bị đào thải khỏi hệ thống. Đó là điều xảy ra đương nhiên của quá trình chọn
lọc tự nhiên. Đây cũng chính là bài học sâu sắc dành cho tổ chức và đội ngũ cán
bộ trong quãng đời hoạt động của mình. Đứng ở khía cạnh khác, chúng ta vẫn cổ vũ
họ vì tuổi trẻ là tuổi tràn đầy nhiệt huyết, hăng hái xung phong nhưng cũng dễ
chủ quan, nóng vội và mắc sai sót. Điều quan trọng là họ nhận ra những sai lầm để
sửa đổi và tiến bộ. Khi ấy, họ luôn cần một niềm tin đó là niềm tin từ tổ chức
và từ người lãnh đạo cấp trên. Nếu trong đoàn ai cũng có một động cơ trong sáng
thì sẽ không có đất cho chủ nghĩa hẹp hòi tồn tại và phát triển. Để định ra đâu
là tiêu chuẩn của một cán bộ đoàn thì không phải mất nhiều thời gian để nghĩ ra
và viết ra được nhưng để hiện thực hoá nó thì quả thực không đơn giản.
Cách đây hơn mười năm - những năm đầu trên ghế giảng
đường đại học, tôi đã từng nghe được một câu nói của Mác năm ông mới 17 tuổi, cũng
không chính xác nhưng đại ý là “hạnh phúc
lớn nhất trong cuộc đời là được cống hiến cho nhân loại”. Khi bước vào công tác
đoàn, tôi được nghe nhiều câu chuyện về tấm gương của nhiều thầy cô giáo là các
cán bộ giảng dạy trẻ đã hy sinh quỹ thời gian quý báu của mình để tham gia công
tác đoàn. Thoạt đầu, tôi thấy điều đó sẽ cực kỳ khó khăn nếu đó là sinh viên. Bởi
nhiều sinh viên vừa phải lo cơm, áo, gạo, tiền vừa phải lo học tập thì không còn
cơ hội để tham gia các hoạt động đoàn. Tuy nhiên, nhận định đó đã không đúng. Về
sau này, tôi hiểu được thêm rằng hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động đoàn
cũng là một môn học – môn học đặc biệt không có thời khoá biểu mà thời khoá biểu
là do mình tự sắp xếp, không có thầy dạy cụ thể mà thầy ở trong quần chúng, không
có lớp học mà lớp học là tập thể, là xã hội, không có bài kiểm tra mà bài kiểm
tra là uy tín của bản thân trong tập thể. Kết thúc môn học này, người học biến
những kiến thức, kỹ năng đã học được vào trong cuộc sống và thành đạt rất nhanh
chóng.
Điều nhận định trên ngày càng được minh chứng rõ ràng
hơn khi tôi có cơ may tiếp xúc với các thế hệ cán bộ đoàn trước đây của trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội đã rất thành danh trong khoa học, trong lãnh đạo và quản lý
như: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến, PGS.TS. Hoàng Hữu Như, GS.TSKH. Phạm Ngọc Thao,
GS.TS. Nguyễn Hữu Xý, GS.TS. Phan Văn Hạp, GS.TS. Nguyễn Quý Hỷ, TS. Nguyễn Tiến
Võ, TS. Nguyễn Chí Nguyện, PGS.TS. Nguyễn An Lịch, TS. Hồ Đức Việt, GS.TS. Phùng
Hữu Phú, PGS.TS. Đinh Xuân Dũng, PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế, TS. Nguyễn Văn Thiện,
PGS.TSKH. Lưu Văn Bôi, GS.TS. Mai Trọng Nhuận, PGS.TS. Vũ Đức Minh, PGS.TS. Bùi
Duy
Trong những năm đầu nước ta bước vào thời kỳ hội nhập
toàn diện, tôi có cơ may được một vài lần tiếp xúc với các đoàn sinh viên tình
nguyện của Mỹ, Australian,
Vậy tại sao thanh niên lại không tham gia các hoạt động
xã hội trong đó có hoạt động đoàn? Câu hỏi dành cho những thanh niên biết tự lo
lắng cho tương lai của họ. Ngoài ra, muốn lôi cuốn được họ vào các hoạt động thì
trước hết các nhà lãnh đạo cần tự tin, trao quyền cho thanh niên một cách vô tư
và trong sáng. Đây cũng sẽ là một nét văn hoá không thể thiếu của một người lãnh
đạo trong tương lai. Người lãnh đạo có thể là bất kỳ ai nếu họ không sợ mạo hiểm,
hãy làm những điều ma ta cho là đúng và làm những việc mà ta muốn làm.
Mùa hè tình
nguyện năm 2007