Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

GIÁO SƯ GIÁO SƯ NGUYỄN DUY TIẾN - TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN CHO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THẾ HỆ TRẺ QUA NHỮNG MỐC SON ĐÁNG NHỚ

TRÁI TIM NHÀ GIÁO ƯU TÚ, GS.TSKH. NGUYỄN DUY TIẾN ĐÃ NGỪNG ĐẬP
Giáo sư Nguyễn Duy Tiến, Nguyên Bí thư chi bộ, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Toán - Cơ - Tin học, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Xác suất Thống kê, Nguyên Trưởng Ban Điều hành Hệ cử nhân khoa học Tài năng - Trường ĐHKH Tự nhiên, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Việt - Nga (nay là Khoa Quốc tế) - ĐHQGHN đã từ trần vào hồi 22 giờ 48 phút ngày 02 tháng 12 năm 2020 (tức ngày 18 tháng 10 năm Canh Tý), hưởng thọ 79 tuổi.
Lễ viếng và truy điệu được tổ chức từ 07h30 đến 09h00
Chủ nhật, ngày 06 tháng 12 năm 2020 (tức ngày 22 tháng 10 năm Canh Tý) tại Phòng số 3, Nhà tang lễ Cầu Giấy, số 1 Trần Vỹ, Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Lễ hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội lúc 11 giờ cùng ngày.
Trân trọng kính báo tới các học trò, đồng nghiệp, bạn bè của giáo sư biết tin và thăm viếng.
https://www.facebook.com/gsnguyenduytien/posts/2951727951600776


Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Nguyễn Duy Tiến sinh ngày 01/11/1942 tại Đô Lương - Anh Sơn - Nghệ An (nay là huyện Đô Lương - Nghệ An) nhưng quê gốc của ông ở Thôn Đoài - Làng Hoàng Mai - Thanh Trì - Hà Nôi (nay là Quận Hoàng Mai - Hà Nội). Ông trở về quê học từ lớp 7 trường Hoàng Văn Thụ từ năm 1957 và học Trường cấp 3A Hà Nội sau đó là trường Đoàn Kết. Ông vào học Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1961 và tốt nghiệp năm 1965. Sau khi tốt nghiệp, ông được biên chế vào Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN) 10/1966 tại bộ môn Xác suất Thống kê. Năm 1971, ông sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và năm 1974 bảo vệ luận án tiến sĩ tại Tbilisi (nay thuộc Cộng hòa Grudia). Năm 1981, ông sang Balan làm thực tập sinh cao cấp và bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học tại Viện Toán học Wroclap năm 1983. Sau khi tốt nghiệp, ông trở lại Khoa giảng dạy nhiều môn học như: Giải tích, Quá trình ngẫu nhiên, Xác suất cơ sở, Giải tích hàm. Giáo sư đi giảng dạy và làm chuyên gia gia tại Tây Ban Nha từ 1992-1996.

Tính đến năm 2010, Ông đã hướng dẫn hơn 100 khoá luận tốt nghiệp, 10 Thạc sĩ, 07 tiến sỹ (GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng, TS. Nguyễn Văn Hùng, GS. TS Nguyễn Văn Quảng, GS. TS Ricardo ViDal) TS Phạm Văn Khánh, TS Lê Văn Dũng, TS Lê Văn Thành.
Nhà giáo Nguyễn Duy Tiến được phong chức danh Giáo sư (GS) năm 1991, Nhà giáo ưu tú năm 2006.
Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14/10/1984. Từng là Bí thư chi bộ khoa Toán-Cơ-Tin, ĐHKHTN, ĐHQGHN 4 năm liền (2000-2004). Trong thời gian này, ông luôn luôn giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong chi bộ để ổn định và phát triển khoa Toán - Cơ - Tin, góp phần củng cố và nâng cao uy tín cho trường ĐHKHTN; làm tốt công tác phát triển Đảng trong khoa và đặc biệt kết nạp được 2 sinh viên vào Đảng sau nhiều năm gián đoạn.
Trong 41 năm công tác, ông từng kinh qua nhiều vị trí công tác quản lý như: Chủ nhiệm khoa Toán - Cơ - Tin học ĐH Tổng hợp Hà Nội (năm 1992-1993).
Ông là một trong những người đặt nền móng đầu tiên và là Chủ nhiệm khoa Quốc tế Việt - Nga (nay là Khoa Quốc tế) ĐHQGHN (năm 2002-2004).
Trên cương vị là Trưởng Ban Điều hành Hệ Đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng từ 2001 cho đến 2010, giáo sư đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này bằng toàn bộ sức lực và trí tụê của mình: tuyển chọn tốt, vận động được nhiều thày giáo giỏi tham gia giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy (bắt sinh viên tự đọc sách, tìm tài liệu trên mạng, sử dụng công cụ tin học, động viên các thày dạy bằng tiếng Anh….) biên soạn nhiều giáo trình hay và phù hợp với chất lượng cao, tạo uy tín cho Hệ trong và ngoài nước. Có thể nói Hệ đã nâng cao thêm uy tín cho ĐHQGHN.
Ông còn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác như:
- Uỷ viên Ban chấp hành Hội Toán học Việt Nam.
- Phó chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, ngành Toán.
- Phó chủ tịch hội đồng khoa học liên ngành Toán- Cơ- Tin.
Ông dã xuất bản 10 cuốn sách, bao gồm:
1. Nguyễn Duy Tiến, Hoàng Hữu Như, Lý thuyết xác suất và các kết luận thống kê.
2. Nguyễn Duy Tiến, Độ đo và tích phân.
3. Nguyễn Duy Tiến, Nguyễn Viết Phú, Cơ sở lý thuyết Xác suất.
4. Nguyễn Duy Tiến, Nguyễn Văn Toản, Bài tập giải tích I.
5. Nguyễn Duy Tiến, Vũ Việt Yên, Lý thuyết Xác suất.
6. Nguyễn Duy Tiến, Các mô hình Xác suất và các ứng dụng, phần I: Xích Markov và ứng dụng.
7. Nguyễn Duy Tiến, Bài giảng giải tích I.
8. Nguyễn Duy Tiến, Các mô hình Xác suất và các ứng dụng, phần III: Giải tích ngẫu nhiên.
9. Nguyễn Duy Tiến, Trần Đức Long, Bài giảng giải tích tập II.
10. Nguyễn Duy Tiến, Tuyển tập công trình khoa học, Hội nghị toàn quốc lần II về Xác suất Thống kê (BaVì- Hà Tây, 02-04/11/2001).
11. Nguyễn Duy Tiến (biên tập), Tuyển tập công trình khoa học, Trường Đông về Xâc suất Thống kê (Vinh, 26-28/12/2003).
Giáo sư Nguyễn Duy Tiến là tác giả và đồng tác giả của 47 bài báo.
1. Nguyễn Duy Tiến, Hoàng Hữu Như, Lý thuyết xác suất và các kết luận thống kê. Nguyen Duy Tien, On the support of Probability Measures in Banach Spaces, Bull. Acad. Sci. Georg. SSR, 68, 1 (1972), 25-28 (in Russian).
2. Nguyễn Duy Tiến, Độ đo và tích phân.. Nguyen Duy Tien, On the Convergence of Gaussian Measures in Spaces  Bull. Acad. Sci. Georg. SSR. 69, 3(1973), 541-554 (in Russian).
3. Nguyễn Duy Tiến, Nguyễn Viết Phú, Cơ sở lý thuyết Xác suất. Nguyen Duy Tien, On the Weak Relative Compactness of Probability Measures in Banach Spaces with Schauder Basis, Bull. Acad. Sci. Georg. SSR, 71, 1 (1973), 21-24 (in Russian).
4. Nguyễn Duy Tiến, Nguyễn Văn Toản, Bài tập giải tích I. Nguyen Duy Tien, On the Weak Relative Compactness of Gaussian Measures in Space lp , , Bull.Acad. Sci.Georg. SSR, 72, 1 (1973), 33-36 (in Russian).
5. Nguyễn Duy Tiến, Vũ Việt Yên, Lý thuyết Xác suất . Nguyen Duy Tien ( with N. N. Vakhania), Some Problems Related to Probability Measuers in Banach Spaces, Toan Hoc, 2, 4 (1974), 1- 19 ( in Vietnamese).
6. Nguyễn Duy Tiến, Các mô hình Xác suất và các ứng dụng, phần I: Xích Markov và ứng dụng. Nguyen Duy Tien ( with Z. G. Gorgadze), On Compactness of a Familiy of Gaussian Measures in Orlicz Sequence Spaces, Bull. Acad. Sci. Georg. SSR, 77, 2 (1975), 281-283 ( in Russian).
7. Nguyễn Duy Tiến, Bài giảng giải tích I. Nguyen Duy Tien ( with V. V. Kvaratskhelia), The Central Limit Theorem in lp {X}-Spaces, , Bull. Acad. Sci. Georg. SSR, 81, 3(1976), 533-586 (in Russian).
8. Nguyễn Duy Tiến, Các mô hình Xác suất và các ứng dụng, phần III: Giải tích ngẫu nhiên . Nguyen Duy Tien, On the Convergence of Probability Measures in , Proc. Univ.Tbilisi, 179 (1976), 29-41 (in Russian).
9. Nguyễn Duy Tiến, Trần Đức Long, Bài giảng giải tích tập II. Nguyen Duy Tien, Some Remarks on Convergence of Sums of Independent lp-Valued Random Variables, , Theor. Probab. Appl., 21, 2(1976), 395-398 (in Russian).
10. Nguyễn Duy Tiến, Tuyển tập công trình khoa học, Hội nghị toàn quốc lần II về Xác suất Thống kê (BaVì- Hà Tây, 02-04/11/2001). Nguyen Duy Tien ( with Z. G. Gorgadze), Families of Gaussian Measures in Orlicz Sequence Spaces, Theor. Probab. Appl., 21, 3( 1976), 628-634.
11. Nguyễn Duy Tiến (biên tập), Tuyển tập công trình khoa học, Trường Đông về Xâc suất Thống kê (Vinh, 26-28/12/2003).. Nguyen Duy Tien ( with V. V. Kvaratskhelia), The Central Limit Theorem and Strong Law of Large Numbers in {X}-Spaces, , Theor. Probab. Appl., 21, 4(1976), 802-812 (in Russian).
12. Nguyen Duy Tien ( with V. I. Tarieladze and S. A. Chobanian), On Compactness of Families of Second Order Measures in Banach Spaces, Theor. Probab. Appl., 22, 4(1977), 823-828 (in Russian).
13. Nguyen Duy Tien, Classification of Banach Spaces and Fundamental Theorems of Probability Theory, Toan Hoc, 5, 4 ( 1977), 1-10 ( in Vietnamese).
14. Nguyen Duy Tien, On the Structure of Measurable Linear Functionals on Banach Spaces with Gaussian Measures, Theor. Probab. Appl., 24, 1(1979), 165-168 (in Russian).
15. Nguyen Duy Tien, Sur le Theorem des Trois Series de Kolmogorov, Theor. Probab. Appl., 24, 4(1979), 795-807 .
16. Nguyen Duy Tien, Remark on a Theorem of Philips, Toan Hoc, 7, 1(1979), 31-34 (in Vietnamese).
17. Nguyen Duy Tien (with Dang Hung Thang), On the Extension of Stable Cylindrical Measures, Acta. Math. Vietnamica, 51 (1980), 169-177.
18. Nguyen Duy Tien (with Dang Hung Thang), On Symmetrical Stable Measures with Discrete Spectral Measures, Lecture Notes in Math., 828 (1980), 286-301.
19. Nguyen Duy Tien (with Dang Hung Thang), On Symmetrical Stable Measures in Spaces , Theor. Probab. Appl., 25, 1(1980), 119-128.
20. Nguyen Duy Tien ( with A. Weron), Banach Spaces Related to -Stable Measures, Lecture Notes in Math., 828 (1980), 309-317.
21. Nguyen Duy Tien (with Bui Khoi Dam), On the Multivalued Asymtotic Martigales, Acta. Math. Vietnamica, 6, 1(1981), 77-87.
22. Nguyen Duy Tien (with Dang Hung Thang), On the Convergence of Martigales and Geometric Properties of Banach Sapces, Theor. Probab. Appl., 26, 2(1981), 382-391(in Russian).
23. Nguyen Duy Tien (with Dang Hung Thang), On Characterestic Functionals of Stable Measures in Banach Spaces, Toan Hoc, 9, 4(1981) 21-28 (in Vienamese).
24. Nguyen Duy Tien (with Dang Hung Thang), Mapping of Stable Cylindrical Measures in Banach Spaces, Theor. Probab. Appl., 27, 3(1982), 492-501.
25. Nguyen Duy Tien, On the convergence of Stable Measures in Banach Spaces, Probability and Math. Statistics, 5, 1(1985), 137-151.
26. Nguyen Duy Tien, Comparison Theorems for Random Seriers, Actes de Troisieme Conf. Math Vietnam (1985),Vol.1 (1986), 165-173.
27. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Hung), On the Convergence of Weighted Sums of Martigales Differences, Lecture Notes in Math., 1391(1987), 293-307.
28. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Giang), Lindeberg-Feller,s Type Central Limit Theorem for Two-Dimensional Arrays of Raldom Variables, Toan Hoc, 16, 2(1988), 26-32 (in Vienamese).
29. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Hung), On Stability of Quadratic Forms in Martigales Differences, Stochastic Methods in Experimental Sciences, Wold Scientific Inter. Publ.,1990, 148-158.
30. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Giang), Strong Laws of Large Numbes for Two-Dimensional Arrays of Banach Space-Valued Random Variables,Toan Hoc, 18, 2(1990), 20-27 ( in Vienamese).
31. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Giang), Strong Laws of Large Numbes of Multidimensional Independent Radon Variables, Litov. Math. Proc., 31, 1(1991), 103-114.
32. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Quang), Weak Laws Of Large Numbers for Martigales Diffrences in von- Neumann Algebras, Toan Hoc, 19, 1(1991) ( in Vienamese).
33. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Hung), On the Almost Sure Convergence of Two-Parameter Martigales and SLLN in Banach Spaces, Acta Math. Vietnamica, 17, 1(1992), 127-143 .
34. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Quang), On the Laws of Large Numbers for Martigales Differences in von-Neumann Algebras, Acta Math. Vietnamica, 17, 2(1992), 13-22.
35. Nguyen Duy Tien, Algunos Problemas de Topologớa Relacionados con Medidas de Probabilidad en Espacios de Banach, Publicaciones del Departamentode Anỏlisis Matemỏtico, Facultad de Matemỏticas, Universidad Complutense de Madrid, 32 (1993-94), 135-143.
36. Nguyen Duy Tien (with V. I. Tarieladze), When the Kernel of a Measure is the Whole Space, Preprint, 1994.
37. Nguyen Duy Tien, Conceptos Bỏsicos de la Probabilidad Cuỏntica, Publicaciones del Departamento de Matematica Aplicada, Universidad de Vigo, 58pp, 1995.
38. Nguyen Duy Tien, Algunos Problemas sobre Medidas Estables en Espacios de Banach, Publicaciones del Departamento de Anỏlisis Matemỏtico, Facultad de Matemỏticas, Universidad Complutense de Madrid, 34 (1994-95), 179-185.
39. Nguyen Duy Tien (with Nguyen Van Quang), On the Laws of large Numbers for d-Dimensional Arrays in von-Neumann Algebras, Theor. Probab. Appl., 42, 3 (1996),
40. Nguyen Duy Tien ( with R.V. Vidal ), Convergence of the Rademacher Series in a Banach Spaces, Vietnam J. Math., 26, 1(1998), 71-85 .
41. Nguyen Duy Tien (with Marớa Jesỳs Chasco and V. I. Tarieladze), Some Remarks on Random Series in Banach Spaces, Acta Math. Vietnamica , 23, 1(1998), 129-141.
42. Nguyen DuyTien (with V. I. Tarieladze and R. V. Vidal ), On Summing and Related Operators Acting from a Hilbert Space, Bull. Polish. Acad. Sci. Math., 46, 4(1998), 365-375.
43. Nguyen Duy Tien ( with R.V. Vidal ), On Comparison Theorems for Random Series in Banach Spaces, Acta Math. Vietnamica , 24, 3(1999), 311-330.
44. Nguyen Duy Tien ( with V. I. Tarieladze), Probability measures with big kernels, Georgian Math. J. 8, 2, 2001, 333-346.
45. Nguyễn Duy Tiến, Nguyễn L¬uu Sơn, Các định lý độ chênh lệch cổ điển và đối với Xích Markov, Proceedings of the national Conference on probability& Statistics, 2002, 66-118.
46. Nguyễn Duy Tiến, Đặng Ngọc Đức, ảnh hưởng của âm đóng trong nhận dạng Tiếng Việt bằng phương pháp HMN/ANN, Proceeding of the Winter school conferenceon probability & statistics, 2005, 243-254.
47. Nguyễn Duy Tiến , Phan Viết Thư, Lịch sử các định lý giới hạn, Hội nghị toàn quốc lần thứ III “Xác suất thống kê”, 2005.
Ngoài ra, ông còn là chủ biên 02 cuốn sách tham khảo:
1. Cuộc đời và sự nghiệp của một số nhà toán học nổi tiếng.
2. Kể chuyện về Toán và các Nhà toán học.
Giáo sư đã thực hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, bao gồm:
1. Một số vấn đề chọn lọc của Xác suất thống kê (130701)
2. Giải tích ngẫu nhiên (130501)
3. Giải tích ngẫu nhiên (130504)
4. Giải tích ngẫu nhiên (10106).
Với những thành tích và cống hiến không mệt mỏi, ông đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen và Giấy khen của các cấp như:
1. Huy chương kháng chiến hạng nhất, quyết định số 69 KT?HĐBT, ngày 15 tháng 6 năm 1989.
2. Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, quyết định số 4494/GD- ĐT, ngày 31 tháng 10 năm 1995
3. Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ, quyết định số 1983/ QĐ- BKHCNMT, ngày 11 tháng 11 năm 1999.
4. Danh hiệu cán bộ giảng dạy giỏi cấp ĐHQGHN năm 2003-2004, quyết định số 68/ 2004, ngày 31 tháng 8 năm 2004.
5. Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, quyết định số 1248/QĐ/TTg, ngày 17 tháng 11 năm 2003.
6. Bằng khen của giám đốc ĐHQG, quyết định số 112/VP, ngày 30 tháng 8 năm 2002.
7. Bằng khen của giám đốc ĐHQG(Có thành tích xuất sắc trong 5 năm xây dung và điều hành Hệ Đào tạo CNKHTN, quyết định số 177/VP, ngày 21 tháng 10 năm 2002).
8. Giấy chứng nhận Cán bộ giảng dạy giỏi cấp ĐHQG, số 56, ngày 28 tháng 9 năm 2001.
9. Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên (có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2000-2004) số 108-05/ QDKT, ngày 30/05/2005
10. Bằng khen của giám đốc ĐHQG (có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2001-2005, quyết định số 138/CT- HSSV, ngày 01 thnág 08 năm 2005).
11. Huân chưong Lao động hạng ba, quyết định số 637QB/CTV, ngày 26 tháng 05 năm 2006).
Ngày 01/11/2019, Giáo sư Nguyễn Duy Tiến tròn 77 tuổi. Tuy sức khỏe đã kém đi nhiều và việc đi lại gặp nhiều khó khăn nhưng giáo sư vẫn luôn theo dõi cổ vũ động viên tinh thần cho các đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Kính chúc Giáo sư luôn mạnh khỏe và tiếp tục là nguồn động viên tinh thần và là động lực cho các thế hệ đi sau tiếp tục phấn đấu nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp khoa học và đào tạo của nước nhà.
Hà Nội, ngày 31/10/2019
Trần Văn Dũng
(Các thông tin được tổng hợp từ nguồn tài liệu của gia đình và cổng thông tin ĐHQGHN).

Những hình ảnh cuối cùng của Giáo sư Nguyễn Duy Tiến trong dịp sinh nhật tròn 78 tuổi - ngày 01/11/2020. Hình chân dung chụp khi giáo sư sắp nghỉ hưu.
Hiếm hoi người mỗi năm tổ chức sinh nhật đều đặn đều hội tụ người thân, bạn bè đồng nghiệp và các học trò đầy ắp tiếng cười.
Nghe kể lại khoảnh khắc ông ra đi vào lúc 22h48- ngày 02/12/2020 rất nhẹ nhàng.
Là người may mắn gắn bó với ông suốt 20 năm, được chứng kiến phong cách sống và làm việc thông minh, dí dỏm và hào sảng của ông.
Và chính ông là người đã cổ vũ tôi ra ngoài khởi nghiệp kinh doanh.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

VÀI TRẢI NGHIỆM SAU 5 NĂM TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO

VÀI TRẢI NGHIỆM SAU 5 NĂM TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO
Năm 2018 đã đi qua là năm tôi đủ duyên lành thực hiện được 100 ngày tu tập tích cực nhất đặc biệt là nhiều khóa 10 ngày liên tục và các khóa lẻ 3 ngày 5 ngày cũng là tròn 5 năm tu tập Bát chánh đạo với bao gian nan thử thách và cũng có nhiều thành tựu. Nhân dịp này, viết vài dòng chia sẻ lại hành trình đã đi qua để biết đâu đó là tư liệu tham khảo có ích cho ai đó khi đọc những dòng này (Trong bài viết tôi sử dụng tôi là danh pháp để phân biệt với đối tượng tiếp nhận chứ không có cái tôi nào là chủ nhân chủ sở hữu của thân và tâm này).
BỐI CẢNH TRƯỚC KHI TU TẬP
Tôi sinh năm 1978 trong một gia đình đông con có 5 chị em tại một làng quê nghèo Quang Minh – Mê Linh- Hà Nội trong một gia đình nông dân, bố tôi mất sớm năm tôi bắt đầu vào đại học. Cuộc đời từ thưở nhỏ đến khi đi học rất lam lũ vất vả và không có nhiều điều kiện học hành. Nhờ ân đức của cha mẹ hy sinh tảo tần mà tôi có được điều kiện ăn học và vào đại học khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau này tôi có mắn được ở lại công tác tại trường vừa quản lý vừa giảng dạy 10 năm và tốt nghiệp thạc sĩ ở một ngành khác là ngành Quản lý khoa học và công nghệ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Sau này tôi cũng có cơ hội được công tác tại Thành Đoàn – Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội và rời nhà nước vào cuối năm 2009 về làm quản lý cho Trường Đại học và Viện nghiên cứu FPT và một số Tập đoàn lớn khác và ra ngoài làm kinh doanh riêng về ngành chăm sóc sức khỏe từ năm 2011. Nhờ sự nỗ lực không ngừng từ một chàng trai nghèo tôi cũng tự lập được tại Hà Nội và mua đất, xây nhà, có xe ô tô và làm nhiều vị trí quản lý cao cấp có thu nhập tốt. Sau này ra làm ăn riêng cũng có điều kiện được ra nước ngoài học tập, thăm quan và làm việc 37 lần, được đi nhiều nước lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, … Tuy có chút thành tựu như vậy nhưng trong tâm tôi cuộc sống và công việc vẫn có rất nhiều phiền não và những thắc mắc mà không có lời giải.
Trước khi tu tập những thông tin về Phật pháp trong tôi rất ít. Bản thân tôi do xuất thân từ môi trường khoa học nên không mê tín cũng không có cầu cúng. Cho dù là có đến chùa nhưng chủ yếu chỉ là vãn cảnh và đôi khi là tìm chút yên tĩnh chứ không có bất kỳ suy nghĩ nào là mình sẽ tìm hiểu và tu tập. Thông tin về Phật pháp chủ yếu chỉ là một chút khi học Triết học ở bậc Đại học và do đi đến một số chùa và gặp gỡ giao lưu một số vị thầy nhưng không đọng lại ấn tượng gì.
GẶP ĐƯỢC DUYÊN LÀNH BẮT ĐẦU TU TẬP
Cuối năm 2013 tôi có một người cháu là Đỗ Văn Tuyển có duyên biết và tu tập trước với Đại Đức – Thiền sư Nguyên Tuệ và đã có nhiều dịp thỉnh sư ra Bắc giảng pháp và hướng dẫn tu tập thiền tại nhà cư sĩ và một số chùa. Bạn Tuyển nhiều lần chia sẻ với tôi về Phật Pháp và nói nếu tôi biết Phật Pháp và tu tập thì sẽ có rất nhiều lợi lạc trong cuộc sống và công việc nhưng thực sự là tôi không để tâm. Hơn nữa vào thời điểm đó công việc kinh doanh của tôi đang phát triển mạnh và tôi rất bận rộn và có nhiều người phụ thuộc mình nên không có tâm nào để tìm hiểu.
Ngày mồng 7 Âm Lịch năm 2014 là một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời tôi khi được gặp sư Nguyên Tuệ. Dịp đó đang là Tết Nguyên Đán tôi được bạn Tuyển mời đến nhà giao lưu với Sư Nguyên Tuệ trong khóa thiền 5 ngày. Lần đầu tiên tôi gặp sư và thực bất ngờ với các câu hỏi mà Sư đặt ra để tìm hiểu như:
  • Ngọt có nằm trong quả chuối không?
  • Mặn có nằm trong muối không?
  • Lạnh có nằm trong nước đá không?
  • Ngon dở có nằm trong thức ăn không?
Đương nhiên câu trả lời của tôi là có. Chả lẽ sự thật trên lại không đúng? Không đúng thì không đúng ở chỗ nào?
Sư mỉm cười và bắt đầu gợi ý tìm hiểu tiếp:
Bây giờ chú hãy bỏ hết tất cả sự hiểu biết cũ của mình sang một bên và bắt đầu quan sát xem sao. Bây giờ chú ngồi đấy, đĩa chuối đang ở trước mặt có cái ngọt nào không? Tôi trả lời: thưa sư không ạ.
Sư hỏi tiếp: bây giờ giả sử chú lấy quả chuối ăn thì chú có cảm nhận được vị ngọt không? Tôi trả lời: thưa sư có.
Sư hỏi tiếp: bây giờ chú ăn miếng chuối đầu tiên và miếng chuối sau cùng vị ngọt có khác nhau không? Tôi trả lời: Thưa sư khác ạ.
Sư hỏi tiếp: giả sử bây giờ chú khỏe mạnh là như vậy. Nếu chú ốm dậy 7 ngày thì vẫn quả chuối này chú ăn có ngọt không? Tôi trả lời: thưa sư có vị đắng ạ.
Vậy chú có thấy vẫn là ngọt mà không có ngọt nào giống nhau đúng không? Vậy sự thật ngọt là gì?
Tôi bắt đầu bế tắc và cũng là bắt đầu tò mò để tìm hiểu vậy sự thật ngọt là gì?
Ngày hôm sau tôi bắt đầu đến tham dự khóa tu đã bắt đầu từ ngày hôm trước. Nghe pháp và thực hành thực sự tôi ù tai với các khái niệm Phật học và chưa hiểu gì mấy, có chăng chỉ là rất ít. Thực hành ngồi thiền chỉ xếp bằng và bán già một chút rất đau nhức và buồn ngủ. Thực hành thiền đi (thiền hành) thì không có sự tập trung. Được ngày hôm trước đến hôm sau thì Văn phòng tìm tôi tán loạn đầu năm nên tôi không thể tiếp tục tham gia khóa thiền cho đến kết thúc. Nhưng trong đầu vẫn thầm nhủ là cần tiếp tục tìm hiểu vì có rất nhiều tò mò bắt đầu được khai mở.
Nhờ có đạo hữu Ngô Dương Ký giới thiệu cho 2 cuốn sách Đường xưa Mây Trắng và Hành trình về Phương Đông tôi thường xuyên nghe bản đọc audio trên xe ô tô đi làm hàng ngày nên động lực tìm hiểu Phật Pháp cũng ngày lớn dần.
Sau khi trở về công việc thời gian cứ trôi đi cho đến một thời gian sau đó tôi có dịp vào công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi kết thúc các công việc, tôi quyết định xuống chùa Bửu Quang – quận Thủ Đức là Tổ Đình Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh để đảnh lễ Sư Nguyên Tuệ. Khi đến Chùa, tôi bị cuốn hút bởi không gian thanh tịnh với vườn cây lớn cao chót vót và sự tĩnh lặng của chùa khác hẳn với những ngôi chùa ngoài Bắc mà tôi đã từng thăm quan. Sau khi gặp sư hỏi thăm sức khỏe tôi chia sẻ với sư là tôi rất muốn nghiêm túc tìm hiểu một khóa thiền nhưng thực sự điều kiện công việc và cuộc sống chưa cho phép, chắc phải rất lâu năm nữa mới có thể theo được. Sư chỉ mỉm cười, sư nói: mọi việc cứ để tùy duyên. Giả sử bây giờ chú nghĩ nếu sống 10 năm nữa, mỗi năm 365 ngày mà mĩnh vẫn tiếp tục cuộc sống như vậy thì có gì thay đổi nhiều không? Bây giờ giả sử mình đầu tư ra 10 ngày nghiêm túc tìm hiểu mà cuộc sống của mình sau 10 ngày này sẽ có rất nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Mình là người trí mình ễ tự quyết định có đầu tư hay không. Vì câu nói đó tôi quyết định ngay là sẽ tham dự khóa 10 ngày gần nhất mà Sư tổ chức tại Chùa.
Quay trở về Hà Nội, tôi vẫn tập trung vào công việc và đến trước khóa tu 2 ngày tôi mới nói với vợ là sẽ đi khóa thiền 10 ngày và không có việc gì thì không cần liên lạc, hết thời gian 10 ngày tôi sẽ về vì tôi không muốn tiết lộ cho gia đình hay đồng nghiệp biết thì lại gặp rắc rối như lần trước.
Tôi bay vào Tp Hồ Chí Minh và về chùa Bửu Quang trước 1 ngày khóa tu. Khóa tu được tổ chức tại Cốc của Sư chỉ có mấy người (07-17/10/2015). Tôi nhớ lúc đó chỉ có tôi, bác Thạnh ở Quảng Nam, sư thầy Tâm Trí ở Tam Đảo, cô Sương và một cô nữa ở Hồ Chí Minh và một số tăng ni tại Bửu Quang. Người mới chỉ có tôi và bác Thạnh mà bác cũng chỉ nhận lời vào đây tham gia khóa tu trước đó 1 ngày. Tôi tập trung cao độ vào nghe pháp học và cố gắng thực hành. Pháp học tôi nghe có hệ thống lúc đó gồm:
Pháp học: Duyên khởi Bát Tà Đạo và Bát Chánh Đạo.
Pháp hành: Tứ Niệm Xứ gồm Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
Pháp Thành: Thấu hiểu và an trú Niệm – Định – Tuệ.
Mất 2 ngày đầu tôi nghe chưa hiểu nhiều lắm, nhưng phần giảng về Mục đích cuộc sống xong tôi cũng đã như rụng rời chân tay vì những gì sư giảng trái ngược hoàn toàn với sự hiểu biết của tôi. Vừa thấy có lý lại vừa thấy phi lý. Chả lẽ thực tại này tất cả những gì thấy, nghe, cảm nhận đều là cảm giác (cảm thọ hay thọ)? Chả lẽ thực tại này sờ sờ ra đấy lại không phải là thế giới ngoại cảnh? Tu là chỉ cần thay đổi tâm chứ không phải thay đổi cảnh? Trong đầu suy nghĩ rất lộn xộn, nửa tin, nửa không tin. Nhưng càng nghe những ngày sau càng thấy có lý, nhất là sau khi thực sự trải nghiệm thực hành. Cho đến ngày thứ 7 tôi đã có sự trải nghiệm đầu tiên ở sơ thiền, nhị thiền và tam thiền nhưng chưa trú được dài mà chỉ được một vài giây phút rất ngắn. Tọa thiền vẫn còn rất đau nhức và mệt. Chỉ có thiền hành là thực hiện khá tốt và bước đầu cảm nhận được một vài khoảng khắc sơ thiền lặp lại. Một trạng thái hỷ lạc nhẹ mà không có bất kỳ suy nghĩ nào khởi lên. Lúc này mới bắt đầu hiểu mong muốn vào các tầng thiền là có dục sẽ không thể đạt được và các trạng thái vô thường đến lại đi. Kết thúc các thời khóa, tôi liên tục có các câu hỏi thực hành để Sư đối chiếu kết quả và giải đáp các thắc mắc. Đây là cách mà sau này tôi thấy rất có hiệu quả cho người tu. Nói ra những gì đang suy nghĩ và trải nghiệm chính là cách rất tốt để trau dồi Văn – Tư – Tu.
Hàng ngày tôi duy trì thời khóa nghiêm ngặt thức dậy thực hành từ 4 giờ sáng đến 21h tối và ăn nhẹ bữa sáng và ăn một bữa trưa như tăng ni trong chùa và một số khoảng thời gian nghỉ giải lao thì tham gia một số công việc công quả trong nhà bếp và quét dọn chùa và đọc sách. Cuốn kinh đầu tiên tôi đọc là Trung Bộ Kinh Nykaia được dịch từ tiếng Pali. Mặc dù bên cạnh chùa là một xưởng cơ khí rất ồn và thời tiết nắng nóng và sinh hoạt không thoải mái như ở nhà nhưng tôi không bị chi phối tâm.
Đây là lần đâu tiên tôi cảm nhận sự an lạc bên trong nội tâm mà từ trước đến nay tôi chưa bao giờ có sự trải nghiệm như vậy. Thực sự có một con đường có thể giúp mình vắng mặt khổ đau đó là con đường Bát Chánh đạo còn con đường đang sống là con đường Bát tà đạo có nhiều khổ đau đưa đến luân hồi sinh tử. Chỉ cần thực hành Tứ niệm xứ tạo nhân duyên cho Chánh niệm khởi lên là lộ trình tâm sẽ tự động khởi lên trên Bát chánh đạo sẽ có: Chánh tinh tấn, Chánh tư duy, Chánh kiến, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Trên Bát chánh đạo sẽ có Không giải thoát (chánh niệm-tỉnh giác), Vô tướng giải thoát (chánh kiến) và Vô tác giải thoát (giới tròn đủ) – an lạc sẽ có mặt. Hiểu biết về Tứ Thánh Đế – Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) và Lý Duyên khởi bắt đầu được hình thành một cách có logic. Bây giờ bắt đầu hiểu: 5 uẩn không phải là khổ mà 5 thủ uẩn mới là khổ (Kinh chuyển pháp luân).
Thỉnh thoảng trong tâm có khởi lên: nếu như cuộc sống lúc nào cũng như thế này thì có phải rất tốt không nhỉ? Nhưng đến lúc bắt đầu cảm nhận được sự thực hành có kết quả thì cũng là lúc kết thúc khóa tu và phải trở về với cuộc sống.
Do thời gian tu tập 10 ngày là không nhiều và cả Văn – Tư – Tu còn rất ít nên khi trở về cuộc sống tôi thực hiện được rất ít. Kể cả 2 thời khóa sáng và tối cũng không duy trì được đều đặn. Những lúc trong công việc và cuộc sống vẫn thường bị quên thân. Chỉ có lúc lái xe là lúc tốt nhất tôi bật ghi âm và nghe trên xe. Khi ấy là lúc tôi thực hành chánh niệm được tốt nhất. Tuy phiền não trong cuộc sống và công việc còn nhiều nhưng so với trước đây đã giảm đáng kể. Hiệu quả công việc cũng ngày càng tốt hơn nhất là trong việc xử lý các mối quan hệ và cách sắp xếp các công việc.
Thời gian đọc sách Phật pháp và tìm hiểu kinh điển bắt đầu nhiều hơn. Bất kỳ thời gian nào rảnh là đọc và tham khảo. Bắt đầu dành thời gian gặp gỡ người tu nhiều hơn. Lên mạng tìm hiểu về Phật pháp nhiều hơn. Một số thói quen xấu như uống rượu và nóng tính, chỉ trích cũng giảm dần. Đặc biệt mối quan hệ trong gia đình và các đồng nghiệp ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực nhất là bớt tham và sân.
HÀNH TRÌNH TU TẬP GIAN NAN
Sau khi trở về từ khóa tu 10 ngày tôi đã bắt đầu hình thành thói quen tu tập và có sự tinh tấn nhất định, từ hiểu biết tu tập Bát chánh đạo là thực hành chỉ diễn ra trong thời khóa của khoá tu cho đến hiểu biết tu tập Bát chánh đạo là thực hành mọi nơi mọi lúc, từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ và trở thành một lối sống lành mạnh – Một lối sống “vắng mặt khổ đau” . Thực hành Bát Chánh Đạo chính là con đường đến lối sống đó như lời bản kinh Nhất dạ hiền giả và nhiều bản kinh đã nêu.
Năm 2015-2016 là dịp tăng thêm nhân duyên khi đạo hữu Phạm Thanh Nam và Nguyễn Thị Anh Thư cùng gia đình ông bà Bình Thức ở Phù Mã – Phù Linh – Sóc Sơn – Hà Nội sau một thời gian cũng vượt qua nhiều chướng ngại lộ trình tu cũ trước đây để quyết tâm tu tập Bát Chánh Đạo do vậy đã thỉnh Sư Nguyên Tuệ ra hướng dẫn tu tập nhiều khóa tại nhà cho một nhóm cư sĩ.
Trong thời gian này tôi vẫn còn vướng bận rất nhiều công việc chưa thu xếp xong nên mỗi khóa chỉ tham gia được 1 vài ngày không liên tục nhưng đều tự thực hành và nghe bài giảng ghi âm đầy đủ từng khóa và nghe đi nghe lại nhiều lần, đồng thời đọc kỹ các cuốn sách sư đã xuất bản như: Bát Chánh đạo con đường vắng mặt khổ đau, Pháp hành Tứ niệm xứ, Minh và Vô minh, Đến để mà thấy sau này là Niệm Định Tuệ. Lúc này văn tuệ và tư tuệ cơ bản của tôi đã khá vững chắc. Những đề mục như: Pháp mà Đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, Mục đích cuộc sống, Duyên khởi lộ trình tâm Bát Tà Đạo, Bát chánh đạo và một số bản kinh cơ bản, 37 chi phần đạo đế đã khá thuộc. Các phần pháp hành như quán thọ, quán tâm, quán pháp đã có nhiều tiến bộ nhưng sự thực hành cũng chưa có nhiều kết quả tốt. Thời gian tọa thiền đạt được định kéo dài chưa nhiều và ngồi tư thế kiết già vẫn rất đau nhức và chưa quen nên hầu như chỉ ngồi bán già và đổi chân. Chỉ có thiền hành và nằm thiền là thực hành khá tốt. Đặc biệt nhất là phần ăn uống và sinh hoạt tôi thực hành được khá tốt. Ăn gì cũng được, ngủ thế nào cũng được mặc dù điều kiện sống của tôi khá tốt. Trước đây tôi cũng chưa quen với việc ăn chay nhưng lúc đó tôi thực hành và thấy việc ăn chay rất bình thường. Thỉnh thoảng tôi thực hành ăn cơm không và ăn riêng từng món và cảm nhận rất an lạc.
Thời gian này tôi tham gia các hoạt động giao lưu Phật giáo nhiều hơn nhưng trong các phàm đàm hay tham gia chia sẻ trên mạng tôi vẫn bị nổi sân và rất khó chịu với các phương pháp tu khác và những phản ứng trái chiều. Giai đoạn này gặp ai tôi cứ có duyên là tôi đều chia sẻ Phật pháp và gieo duyên đến các khóa thiền và tôi cảm nhận rõ rệt nhiều người không quan tâm thậm chí rất khó chịu. Đôi khi tôi cảm nhận được sự áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Cảm giác thương những người không tu và rất mong muốn cho họ đến với các khóa tu mà họ không cảm nhận được. Một số mâu thuẫn về quan điểm trong gia đình và trong công việc đôi khi vẫn khởi lên sự phiền não.
Giai đoạn này tôi may mắn gặp thêm nhiều bạn đồng tu tích cực như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Quyết (nay là sư Thiện Quyết) và một số đạo hữu cũ tích cực khác như Ngô Dương Ký, Hoàng Văn Dũng, … nên việc tu tập càng ngày càng tinh tấn hơn.
Giai đoạn này tôi bắt đầu mở rộng tìm hiểu thêm các kinh điển và các bài giảng của các vị tu sĩ khác và tìm hiểu lịch sử cuộc đời Đức phật Thích Ca Mâu Ni, lịch sử Phật giáo và các Tông phái. Bắt đầu biết nhận diện phương pháp tu tập của các tông phái khác.
HÌNH THÀNH ĐẠO TRÀNG KHU RỪNG SỪNG BÒ
Các khóa tu được tổ chức ngày càng nhiều lên tại gia đình cư sĩ Phạm Thanh Nam. Chính trong giai đoạn này, tại khóa tu tháng 4/2016, cư sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất đặt tên nhóm (sau này gọi là đạo tràng) Khu rừng sừng bò theo tên một Bản kinh “Đại kinh Rừng sừng bò” trong Trung bộ Kinh Nykaia để sách tấn cho mọi người tinh tích cực tu tập để có ít nhất 10 vị đạt đạo quả làm chói sáng khu rừng sừng bò. Cho đến khóa tháng 08 năm 2017 thì tôi đã tiếp tục thành tựu được trọn vẹn khóa 10 ngày tiếp theo. Văn tuệ và Tư tuệ đã được khắc sâu hơn. Việc thực hành các tư thế thiền đã khá thành thục và tự nhiên. Bắt đầu từ đây tôi không rời khóa tu 10 ngày nào và sự tinh tấn tu tập được khởi lên hàng ngày. Lúc này đã có nhiều người tu tích cực. Đây là khóa tu đầu tiên được ghi hình và ghi âm đầy đủ làm tư liệu để tu tập. Sư Nguyên Tuệ gật đầu đồng ý. Website và Youtube, Fanpage cũng bắt đầu được thành lập mang tên Khu rừng sừng bò và Bát chánh đạo con đường vắng mặt khổ đau (hiện nay là batchanhdao.vn và facebook.com/krsbvn và youtube.com – Khu rừng sừng bò tu bát chánh đạo). Khu rừng sừng bò được lấy tên từ đó và Bánh xe pháp bắt đầu lăn bánh khắp nơi.
Sau các khóa tu bắt đầu có các ngày cộng tu vào chủ nhật và mọi người thường xuyên gặp nhau trao đổi pháp và kết quả thực hành nhiều hơn. Lúc này việc tu tập tại nhà cư sĩ đã không còn phù hợp. Chúng tôi đã tìm mọi địa điểm phù hợp để tổ chức các khóa tu nhưng do đặc điểm ngoài miền Bắc việc tổ chức khóa thiền tại các chùa Bắc Tông là không dễ dàng. Nhờ một nhân duyên mà chúng tôi biết đến sư thầy Tịnh Phúc trụ trì chùa Bắc Thượng. Thầy đã tham gia 1 khóa tu cùng đạo tràng. Bản thân thầy cũng tu thiền và rất có tâm nguyện cho việc tu tập thiền nên thầy đã đồng ý cho chúng tôi mượn chùa tổ chức ngày cộng tu. Sau vài khóa chúng tôi bạch với thầy muốn tổ chức thử khóa tu 10 ngày tại chùa. Vượt qua nhiều chướng ngại cuối cùng khóa tu Bát chánh đạo 10 ngày đầu tiên cũng đã được diễn ra tại chùa Diệu Nghiêm- Thôn Bắc Thượng- xã Quang Tiến-Sóc Sơn – Hà Nội vào tháng 11/2017. Trong điều kiện cơ sở vật chất còn hết sức khó khăn nhưng khóa tu đã có nhiều thành tựu tốt do vậy kế hoạch cho các khóa tu 3 tháng 1 lần và sau này bổ sung thêm khóa cho người ung thư là 5 khóa tu 10 ngày đã được tổ chức tại chùa Diệu Nghiêm. Đạo tràng cùng với sư thầy từng bước khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho người mong muốn tu tập Bát chánh đạo. Các khóa tu đã đón trung bình 70-100 có khóa đông nhất lên đến 125 người tu tích cực. Ngoài khóa tu tại chùa còn tổ chức thêm một số địa điểm khác như: Tịnh Thực Quán, Câu lạc bộ Thân Tâm -The Vuon D2 Giảng võ, tại Nam Định, Quảng Ninh, Hải Dương, … Một số đạo hữu tích cực tham gia cả khóa tu 10 ngày tại Hội An. Lúc này đạo tràng đã rất đông đảo và có một số đạo hữu như Phạm Thanh Nam và Phạm Minh Quyết đã rất vững về Văn – Tư- Tu. Năm 2018 đạo tràng đã hoan hỷ khi đã có 2 cư sĩ là Phạm Minh Quyết xuất gia với pháp danh là Thiện Quyết và cư sĩ Mai Thị Hà xuất gia với pháp danh Quang Hà. Động lực tu tập của đạo tràng trong đó có tôi với trọng trách là người đứng đầu đạo tràng Khu rừng sừng bò ngày càng lớn hơn. Đây là giai đoạn tôi thành tựu nhiều nhất về pháp học, pháp hành và pháp thành. Cho đến khóa tu tích cực tại chùa Nam Quang – Hội An tháng 3/2018 thì tôi đã cảm nhận được sự chuyển biến vô cùng lớn trong thành tựu tu tập trên cả 3 phương diện trên. Tôi đã khá thành thục trong việc liễu tri các pháp trên cả 4 khía cạnh: Sự thật về pháp, Tập khởi pháp, Sự đoạn diệt pháp và Con đường pháp đoạn diệt. Về thực hành đã tọa thiền kiết già tốt hơn và có thể trả lời được hầu hết các câu hỏi được đặt ra về phương diện pháp học, khi đọc sách, kinh, các bài pháp biết trạch pháp nhận diện được đúng sai và mô tả được lộ trình tâm thật xảy ra khi hành thiền. Việc thực hành rất tự nhiên và định tốt hơn. Có nhiều trạng thái cảm nhận thấy được sự bình thản để đón nhận mọi sự kiện có thể xảy ra trong cuộc đời và tâm thái đã sẵn sàng cho một đời sống xuất gia. Những phiền não trong cuộc sống và công việc đã hầu như được đoạn giảm. Chỉ còn lại không đáng kể. Mỗi ngày thức dậy đều thực hành cho đến lúc đi ngủ, dù là trong công việc hay trong cuộc sống thì chánh niệm cũng được nối mạch và ít đứt đoạn hơn.
Giai đoạn này tôi cũng bắt đầu chia sẻ pháp nhiều hơn cho người có duyên và quan sát được lộ trình tâm mình đã khá nhu nhuyễn. Trạng thái xuất hiện tham, sân trong các pháp đàm gần như còn rất ít và gần như là không còn. Lúc này bất kỳ phản ứng nào cho dù là phê phán, chê bai, chửi bới, miệt thị, tôi đã quán thọ khá nhu nhuyễn. Đặc biệt kinh nghiệm về quán cảm giác pháp trần đã có phản xạ rất nhanh mỗi khi có xuất hiện giấc mơ khi ngủ. Thực hành quán tâm đã bóc tách được từng đề mục: thọ, tưởng, hành, thức. Chánh kiến về sắc, thọ, tưởng, hành thức tập khởi và đoạn diệt theo các lộ trình nhân duyên và không có một bản ngã (ta) nào là chủ nhân chủ sở hữu của 5 uẩn này được khắc sâu. Đã bước đầu Tuệ tri sáu Xúc xứ (Tuê tri sáu Cảm thọ, Tuệ tri Lý Duyên Khởi, Tuệ tri sự sinh diệt, vị ngọt, sư nguy hiểm và sự xuất ly của Thọ). Bước đầu thân chứng được lời tuyên bố về sự giác ngộ của Đức Phật được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bản kinh Phạm võng- Bản kinh số 1 trong Trường Bộ Kinh Nykai “Này các Tỷ kheo, Như Lai nhờ như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt (sinh diệt) của Thọ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của Thọ, mà Như Lai được giải thoát hoàn toàn không có chấp thủ”. Hiểu rõ tu là thay đổi “Thấy và Biết” theo mức độ 4 hạng người như trong bản kinh Pháp môn Căn bản tất cả Pháp – Bản kinh số 1 quan trọng nhất trong Trung Bộ kinh. Bắt đầu nắm vững được lộ trình sư giảng 10 ngày và tổng hợp được những nội dung quan trọng, cốt yếu nhất.
1 – Pháp học: Nghe giảng về duyên khởi Bát Tà Đạo với Khổ Đế và Tập Đế, duyên khởi Bát Chánh Đạo với Diệt Đế và Đạo Đế. Cụ thể:
– Ngày thứ 1: Sáng: Pháp mà Đức Thế tôn khéo giảng ; Mục đích cuộc sống. Chiều: Sự giác ngộ của Đức Phật ; Duyên khởi lộ trình tâm Bát Tà Đạo.
– Ngày thứ 2: Sáng: Đặc điểm của lộ trình tâm Bát Tà Đạo với Khổ Đế và Tập Đế. Chiều: Duyên khởi lộ trình tâm Bát Chánh Đạo với Diệt Đế và Đạo Đế.
– Ngày thứ 3: Chánh Niệm và Tĩnh Giác; Chánh Định và Tà Định.
– Ngày thứ 4: Lý Duyên Khởi; Bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả.
– Ngày thứ 5: Tâm giải thoát – Tuệ giải thoát; Bài kinh Pháp Môn Căn Bản.
– Ngày thứ 6: Bản Ngã ; Thân kiến, Nghi, Giới Cấm Thủ; Niết Bàn; Vận hành từ Nghiệp Nhân đến Nghiệp Quả.
–  Ngày thứ 7: Thức Tái Sanh – Hoá Sanh; Nổi thống khổ của đời sống Hoá Sanh.
– Ngày thứ 8: Đoạn trừ Vô minh và Hữu ái; Tuệ tri Vị ngọt, Sự nguy hiểm và Sự xuất ly.
– Ngày thứ 9: Tứ như ý túc – Ngũ căn; Ngũ lực – Thất giác chi – Bát Chánh Đạo.
– Ngày thứ 10: Bốn điên đảo Thường Lạc Ngã Tịnh; Cách thức thực hành trong cuộc sống thường ngày.
2- Pháp hành: thực hành Chánh Niệm về Thân Thọ Tâm Pháp ( Tứ Niệm Xứ )- 3 – 3- Pháp thành: Trải nghiệm Tâm giải thoát – Tuệ giải thoát hay Không tánh giải thoát – Vô tướng giải thoát – Vô tác giải thoát.
Nhìn lại chặng đường 5 năm trôi qua rất nhanh, bản thân đã có nhiều sự thành tựu. Tuy còn rất hạn chế nhưng là bước đột phá lớn trong cuộc đời. Mức độ chứng- Trú và Sống còn chưa thành thục. Con đường tu tập phía trước còn nhiều gian nan. Còn sống trong đời sống thế gian còn gia đình và công việc vẫn còn nhiều chi phối và còn phiền não. Kho chưa vô minh vẫn còn sâu dày chưa được xóa bỏ hoàn toàn. Lộ trình tâm vẫn đan xen là Bát tà đạo và Bát chánh đạo. Nếu không tiếp tục tinh tấn hành trì tu tập hàng ngày thì tà niệm sẽ thắng thế và cơ hội để giải thoát trong tiến trình nhập diệt sẽ rất khó khăn. Do vậy bất kỳ lúc nào cũng không được lơ là việc tu tập.
Nhân dịp này con xin thành kính tri ân Đại đức – Thiền sư Nguyên Tuệ đã tận tình chỉ dạy con trong suốt 5 năm qua, tri ân các chư đại đức tăng – ni chùa Bửu Quang và nhiều quý sư khác đã trợ duyên cho đạo tràng trong các khóa tu, tri ân toàn thể đạo tràng Khu rừng Sừng bò đã cùng nhau trợ duyên vượt mọi khó khăn để sách tấn tu tập. Đặc biệt tri ân gia đình và các đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện để việc tu tập được thuận duyên cho đến hôm nay.
Hà Nội, ngày 10/02/2019 tức (7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi)
Cư sĩ Trần Văn Dũng (Thiện Dũng)
Khu rừng Sừng Bò Việt Nam
Địa chỉ: batchanhdao.vn
Facebook.com/krsbvn